Bài luyện tập số 4
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là:
A. Na
B. K
C. Hg
D. Ag
Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Vàng
B. Bạc
C. Đồng
D. Nhôm
Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Bạc
B. Vàng
C. Nhôm
D. Đồng
Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Vonfram
B. Crom
C. Sắt
D. Đồng
Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Liti
B. Xesi
C. Natri
D. Kali
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Vonfram
B. Sắt
C. Đồng
D. Kẽm
Người ta quy ước kim loại nhẹ là kim loại có tỉ khối
A. lớn hơn 5
B. nhỏ hơn 5
C. nhỏ hơn 6
D. nhỏ hơn 7
Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?
A. Liti
B. Natri
C. Kali
D. Rubiđi
Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Ánh kim
B. Tính dẻo
C. Tính cứng
D. Tính dẫn điện và nhiệt
Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng ?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe
B. Tỉ khối Li < Fe < Os
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W
D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cu < Cr
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính khử
B. tính oxi hóa
C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
D. không có tính khử, không có tính oxi hóa
Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hóa học chung của kim loại?
A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm
B. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị oxi hóa thành ion dương
C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion dương
D. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị khử thành ion âm
Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Fe, Zn, Li, Sn
B. Cu, Pb, Rb, Ag
C. K, Na, Ca, Ba
D. Al, Hg, Cs, Sr
Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là
A. vôi sống
B. cát
C. muối ăn
D. lưu huỳnh
Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường?
A. Ca
B. Li
C. Al
D. Na
Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy
A. Al, Fe, Cu
B. Mg, Fe, Ag
C. Mg, Zn, Fe
D. Al, Hg, Zn
Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây?
A. NaCl, AlCl3, ZnCl2
B. MgSO4, CuSO4, AgNO3
C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl
D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2
Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có
A. nhiều electron độc thân
B. các ion dương chuyển động tự do
C. các electron chuyển động tự do
D. nhiều ion dương kim loại
Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi
A. khối lượng riêng khác nhau
B. kiểu mạng tinh thể khác nhau
C. mật độ electron tự do khác nhau
D. mật độ ion dương khác nhau
Cho 4 kim loại Al, Mg, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là : ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho?
A. Al
B. Fe
C. Cu
D. Mg
Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dich Y chứa
A. Fe(NO3)2.
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư
D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư
Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A. Cu
B. Ca2+
C. O2-
D. Fe2+
Trong những câu sau, câu nào không đúng ?
A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim
B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim
C. Hợp kim có tính chất hóa học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng
D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng
Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag)
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
B. Fe2+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Cho hỗn hợp bôt Mg và Mn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được 2 kim loại, dung dịch gồm 3 muối là
A. Zn(NO3)2, AgNO3 và Mg(NO3)2.
B. Mg(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.
C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.
D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3.
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y chỉ có 1 kim loại. Hai muối trong X là
A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2
C. AgNO3 và Zn(NO3)2
D. A hoặc B
Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là
A. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2
C. Fe(NO3)2 và AgNO3
D. AgNO3 và Zn(NO3)2
Hỗn hợp bột gồm Fe, Cu, Ag, Al hóa chất duy nhất dùng tách Ag sao cho khối lượng không đổi là
A. AgNO3
B. Fe(NO3)2
C. Fe(NO3)3
D. HNO3 loãng