Bài luyện tập số 5

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ được tạp chất là

A. Điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh

B. Chuyển hai muối thành hiđroxit, oxit kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng

C. Cho Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh

D. Cho Fe dư vào dung dịch, sau khi phản ứng xong lọc bỏ chất rắn

Câu 2:

Thủy ngân kim loại dễ hòa tan nhiều kim loại tạo thành “hỗn hống” (dung dịch kim loại Na, Al,Au,… tan trong thủy ngân kim loại lỏng). Nếu Hg bị lẫn một ít tạp chất kim loại như Mg, Cu, Zn, Fe. Hãy chọn chất tốt nhất để thu được Hg tinh khiết

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch HNO3

D. Dung dịch Hg(NO3)2

Câu 3:

Từ CuS có thể điều chế Cu bằng cách nào dưới đây ?

A. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, rồi điện phân dung dịch CuCl2

B. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó cô cạn dung dịch, lấy CuCl2 khan đem điện phân nóng chảy

C. Đốt cháy CuS thành CuO và SO2, sau đó khử CuO bằng CO (to)

D. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó dung Fe đẩy đồng ra khỏi dung dịch

Câu 4:

Từ Na2SO4 có thể điều chế Na bằng cách nào dưới đây ?

A. Dùng K đẩy Na khỏi dung dịch Na2SO4

B. Điện phân dung dịch Na2SO4 (có màng ngăn xốp)

C. Nhiệt phân Na2SO4 thành Na2O và SO3, rồi khử Na2O bằng CO, H2 hoặc Al (to)

D. Hòa tan Na2SO4 vào nước, sau đó cho tác dụng với BaCl2 (hoặc Ba(OH)2), cô cạn dung dịch NaCl (hoặc NaOH) thu lấy NaCl khan (hoặc NaOH khan) đem điện phân nóng chảy

Câu 5:

Từ đồng kim loại người ta dự kiến điều chế CuCl2 bằng các cách sau, chọn phương án sai:

A. Cho Cu tác dụng trưc tiếp với Cl2

B. Hòa tan Cu bằng dung dịch HCl khi có mặt O2 (sục không khí)

C. Cho Cu tác dụng với dung dịch HgCl2

D. Cho Cu tác dụng với AgCl

Câu 6:

Người ta dự kiến điều chế Ag từ AgNO3 bằng các cách sau, chọn phương án sai

A. Dùng kim loại hoạt động hơn (Cu, Zn…) để lấy Ag ra khỏi dung dịch AgNO3

B. Điện phân dung dịch AgNO3

C. Nhiệt phân AgNO3 ở nhiệt độ cao

D. Dùng dung dịch HCl hoặc NaOH

Câu 7:

Có thể dùng dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: Fe, Pb, Cu, Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag

A. HCl

B. NaOH

C. AgNO3

D. Fe(NO3)3

Câu 8:

Cho các chất Na2O, Fe2O3, Cr2O3, Al2O3, CuO. Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 9:

Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách cho CO khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao

A. Fe, Cu, Al, Ag

B. Cu, Ni, Pb và Fe

C. Mg, Fe, Zn và Cu

D. Ca, Cu, Fe và Sn

Câu 10:

Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau

A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn

B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng

D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng

Câu 11:

Khi điều chế H2 và O2 từ phản ứng điện phân, người ta thường cho thêm Na2SO4. Điều này được giải thích là do nguyên nhân chính nào dưới đây

A. Na2SO4 đóng vai trò xúc tác cho phản ứng

B. Na2SO4 làm tăng độ dẫn điện của dung dịch điện phân

C. Na2SO4 sẽ trực tiếp điện phân để tạo ra H2 và O2

D. Na2SO4 giúp bảo vệ các điện cực trong quá trình điện phân

Câu 12:

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Fe, Cu, Ag

B. Mg, Zn, Cu

C. Al, Fe, Cr

D. Ba, Ag, Au

Câu 13:

Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện ?

A. Ca

B. K

C. Mg

D. Cu

Câu 14:

Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A. Al và Mg

B. Na và Fe

C. Cu và Ag

D. Mg và Zn

Câu 15:

Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Fe, Cu, Ag

B. Mg, Zn, Cu

C. Al, Fe, Cr

D. Ba, Ag, Au

Câu 16:

Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Cu, Fe, Zn

B. Cu, Fe, Mg

C. Na, Ba, Cu

D. Na, Ba, Fe

Câu 17:

Có các kim loại: Cu, Ca, Ba, Ag. Các kim loại chỉ có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân là

A. Ag, Ca

B. Cu, Ca

C. Ca, Ba

D. Ag, Ba

Câu 18:

Dãy gồm các kim loại thường điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là

A. Na, Ca, Al

B. Mg, Fe, Cu

C. Cr, Fe, Cu

D. Cu, Au, Ag

Câu 19:

Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm

A. MgO, Fe, Pb, Al2O3

B. MgO, FeC. MgO, FeO, Pb, Al2O3 Pb, Al

C. MgO, FeO, Pb, Al2O3

D. Mg, Fe, Pb, Al

Câu 20:

Hai chất đều không khử được sắt oxit (ở nhiêt độ cao) là

A. Al, Cu

B. Al, CO

C. CO2, Cu

D. H2, C

Câu 21:

Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Al

B. Na, Ca, Zn

C. Na, Cu, Al

D. Fe, Ca, Al

Câu 22:

Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO

A. Al, Fe, Cu

B. Zn, Mg, Pb

C. Ni, Cu, Ca

D. Fe, Cu, Ni

Câu 23:

Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng chất rắn còn lại là

A. Cu, Fe, Zn, MgO

B. Cu, Fe, ZnO, MgO

C. Cu, Fe, Zn, Mg

D. Cu, FeO, ZnO, MgO

Câu 24:

Trong quá trình điện phân dung dịch Pb(NO3)2 với các điện cực trơ, ion Pb2+ di chuyển về

A. catot và bị oxi hóa

B. anot và bị oxi hóa

C. catot và bị khử

D. anot và bị khử

Câu 25:

Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là

A. phương pháp nhiệt luyện

B. phương pháp thủy luyện

C. phương pháp điện phân

D. phương pháp thủy phân

Câu 26:

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm

A. Cu, Al, Mg

B. Cu, Al, MgO

C. Cu, Al2O3, Mg

D. Cu, Al2O3, MgO