Bài luyện tập số 5
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong số các hợp chất: FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Chất có tỉ lệ khối lượng Fe lớn nhất và nhỏ nhất là
A. FeS; FeSO4
B. Fe3O4; FeS2
C. FeSO4; Fe3O4
D. FeO; Fe2(SO4)3
Một loại quặng trong tự nhiên đã loại bỏ hết tạp chất. Hòa tan quặng này trong axit HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng xuất hiện (không tan trong axit). Quặng đó là
A. Xiđerit (FeCO3)
B. Manhetit (Fe3O4)
C. Hematit (Fe2O3)
D. Pirit (FeS2)
Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?
A. FeO và ZnO
B. Fe2O3 và ZnO
C. Fe3O4
D. Fe2O3
Cho oxit sắt (dư) vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch không thể hòa tan được Ni. Có mấy loại oxit sắt thỏa mãn tính chất trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tìm phản ứng chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử:
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
C. 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO
D. FeO + CO → Fe + CO2
Trong phòng thí nghiệm để bảo quản muối Fe2+ người ta thường
A. Ngâm vào đó một đinh sắt
B. Cho vào đó một vài giọt dung dịch HCl
C. Mở nắp lọ đựng dung dịch
D. Cho vào đó vài giọt dung dịch H2SO4 loãng
Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng H2SO4 vào dung dịch KMnO4. Mô tả hiện tượng quan sát được
A. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng
B. Dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu
C. Dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ
D. Màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng
Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng giữa FeSO4 với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 là
A. 36
B. 34
C. 35
D. 33
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm hai khí X, Y. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là
A. H2S và SO2
B. H2S và CO2
C. SO2 và CO
D. SO2 và CO2
Cho hỗn hợp FeS và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được A chứa ion nào sau đây?
A. Fe2+, SO42−, NO3-, H+.
B. Fe2+, Fe3+, SO42−, NO3-, H+.
C. Fe3+, SO42−, NO3-, H+.
D. Fe2+, SO32−, NO3-, H+.
Trong 3 oxit FeO; Fe2O3; Fe3O4, oxit nào tác dụng với HNO3 cho ra khí
A. Chỉ có FeO
B. Chỉ có Fe2O3
C. Chỉ có Fe3O4
D. FeO và Fe3O4
Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + HNO3
B. Dung dịch Fe(NO3)3 + Fe
C. FeO + HNO3
D. FeS + HNO3
Để tránh sự thủy phân của muối Fe3+ người ta cho vào dung dịch muối Fe3+
A. một vài giọt dung dịch NaOH
B. Một vài giọt dung dịch HCl
C. một vài giọt H2O
D. Một mẩu Fe
Khi thêm dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ vì xảy ra hiện tượng thủy
B. dung dịch vẫn có màu nâu đỏ
C. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ đồng thời có hiện tượng sủi bọt khí
D. có kết tủa nâu đỏ tạo thành sau đó tan lại do tạo khí CO2
Phản ứng nào sau đây FeCl3 không thể hiện tính oxi hóa?
A. 2FeCl3 +Cu → 2FeCl2 + CuCl2
B. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl +I2
C. 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + 2HCl + S
D. 2FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
Hỗn hợp A chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong A. Dung dịch B chứa chất nào sau đây?
A. AgNO3
B. FeSO4
C. Fe2(SO4)3
D. Cu(NO3)2
Hỗn hợp A chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong A. Dung dịch B chứa chất nào sau đây?
A. AgNO3
B. FeSO4
C. Fe2(SO4)3
D. Cu(NO3)2
Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại?
Cho hỗn hợp bột Fe, Cu vào dung dịch HNO3 loãng, phản ứng kết thúc thấy có bột Fe còn dư. Dung dịch thu được sau phản ứng có chứa
A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
B. Fe(NO3)3, HNO3, Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2
Khi hòa tan hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được khí màu nâu đỏ và dung dịch A. Sau phản ứng thấy vẫn còn dư kim loại Cu. Vậy trong dung dịch A có các loại ion dương A là:
A. Fe3+ và Cu2+
B. Fe2+, Fe3+, Cu2+
C. Fe3+, Fe2+
D. Fe2+ và Cu2+
Cho các chất: Fe, Cu, KCl, KI, H2S. Dung dịch muối sắt (III) oxi hóa được các chất nào?
A. Fe, Cu, KCl, KI
B. Fe, Cu
C. Fe, Cu, KI, H2S
D. Fe, Cu, KI
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Quặng giàu Fe nhất trong tự nhiên là quặng pirit FeS2
B. Trong công nghiệp sản xuất gang, dùng chất khử CO để khử oxit sắt ở nhiệt độ cao
C. Oxi hóa các tạp chất trong gang (Si, Mn, S, P...) thành oxit để giảm hàm lượng của chúng ta thu được thép
D. Dùng phèn chua K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O để làm trong nước đục
Không thể điều chế trực tiếp FeCl3 trong phòng thí nghiệm bằng cách thực hiện phản ứng
A. Fe + Cl2
B. FeCl2 + Cl2
C. Fe + HCl
D. Fe2O3 + HCl
Phản ứng nào sau đây tạo ra được Fe(NO3)3?
A. Fe + HNO3 đặc, nguội
B. Fe + Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2 + Cl2
D. Fe + Fe(NO3)2
Cho các dung dịch muối sau: Na2CO3, Ba(NO3)2, Fe2(SO4)3. Dung dịch muối nào làm cho quỳ tím hóa thành màu đỏ, xanh, tím?
A. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (tím)
B. Na2CO3 (xanh), Ba(NO3)2(tím), Fe2(SO4)3 (đỏ)
C. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (xanh), Fe2(SO4)3 (đỏ)
D. Na2CO3 (tím), Ba(NO3)2 (đỏ), Fe2(SO4)3 (xanh)
Hỗn hợp A gồm Fe3O4; Al; Al2O3; Fe. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1 dung dịch B1 và khí C1. Khí C1 (dư) cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Các chất có trong A1; B1; C1; A2 là
A. (A1: Fe3O4; Fe); (B1: NaAlO2); (C1: H2); (A2: Fe; Al; Al2O3)
B. (A1: Fe3O4; Fe); (B1: NaAlO2; NaOH dư); (C1: H2); (A2: Fe; Al; Al2O3)
C. (A1: Fe3O4; Fe); (B1: NaAlO2; NaOH dư); (C1: H2); (A2: Fe; Al)
D. (A1: Fe3O4; Fe); (B1: NaAlO2; NaOH dư); (C1: H2); (A2: Fe; Al2O3)
Các chất trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O
B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2
C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2
D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl dư để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa những chất gì?
A. FeCl2 và HCl
B. FeCl3 và HCl
C. FeCl2, FeCl3 và HCl
D. FeCl2 và FeCl3
Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NaOH (dư)
B. HCl (dư)
C. AgNO3 (dư)
D. NH3 (dư)