Bài luyện tập số 6

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2:

Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi CrO, Cr2O3, Cr(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl đun nóng, dung dịch đặc NaOH đun nóng?

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 3:

Phát biểu không đúng là:

A. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính

B. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat

Câu 4:

So sánh không đúng là:

A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử

B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hợp chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh

D. BaSO4 và BaCrO4 đều là chất không tan trong nước

Câu 5:

Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm

B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm

C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm

D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm

Câu 6:

Chọn phát biểu đúng:

A. Trong môi trường axit, ion Cr3+ có tính khử mạnh

B. Trong môi trường kiềm, ion Cr3+ có tính oxi hóa mạnh

C. Trong dung dịch ion Cr3+ có tính lưỡng tính

D. Trong dung dịch ion Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử

Câu 7:

Giải pháp điều chế không hợp lí là:

A. Dùng phản ứng khử K2Cr2O7 bằng than hay lưu huỳnh để điều chế Cr2O3

B. Dùng phản ứng của muối Cr2+ với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)2

C. Dùng phản ứng của muối Cr3+ với dung dịch kiềm dư để điều chế Cr(OH)3

D. Dùng phản ứng của H2SO4 đặc với K2Cr2O7 để điều chế CrO3

Câu 8:

Một số hiện tượng sau:

(1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

(2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

(3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH.

(4) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

Số ý đúng là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9:

Cho dư các chất sau:Cl2 (1), S (2),dd HNO3 (to) (3), dd H2SO4 đặc, nguội (4), dd H2SO4 loãng (5), dd HCl đậm đặc (6), dd CuSO4 (7); dd AgNO3 (8), Fe2(SO4)3 (9). Có bao nhiêu chất trong dãy trên khi tác dụng với Fe dư tạo thành muối Fe (II) là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 10:

Dung dịch FeSO4 làm mất màu mấy dung dịch trong số các dung dịch sau đây?

1. Dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4.

2. Dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4.

3. Dung dịch nước Br2.

4. Dung dịch nước I2

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 11:

Cho các chất rắn: Al, Fe, Cu, I2; chất khí: Cl2, H2S; dung dịch: Br2, NH3, NaCO3, NaOH, HNO3, KMnO4/H+, AgNO3, HCl, NaHSO4, K2Cr2O7/H+. Có mấy chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2?

A. 11

B. 12

C. 10

D. 9

Câu 12:

Cho các chất rắn: Al, Fe, Cu, I2; chất khí: Cl2, H2S; dung dịch: Br2, NH3, NaCO3, NaOH, HNO3, KMnO4/H+, AgNO3, HCl, NaHSO4, K2Cr2O7/H+. Cho lần lượt các chất trên tác dụng với Fe(NO3)2 thì có bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử?

A. 7

B. 9

C. 8

D. 10

Câu 13:

Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 14:

Có các dung dịch muối riêng biệt: Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cr(NO3)3, Al(NO3)3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số kết tủa thu được là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 15:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Al vào dung dịch FeCl3.

- Thí nghiệm 2; Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4.

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 16:

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, Fe3O4, Fe2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc, nóng là:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 17:

Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 4

B. 5

C. 7

D. 6

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt phản ứng với các chất: Cu, Ag, dung dịch; KMnO4, Na2CO3, AgNO3, KNO3, KI, Na2S, NaOH. Số trường hợp có phản ứng xảy ra với dung dịch X là

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 19:

Trong các sơ đồ phản ứng hóa học sau đây:

1. Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

2. Fe(OH)3 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

3. FeO + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + H2O

4. FeCl2 + HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + HCl + NO + H2O

5. Al + HNO3 loãng → Al(NO3)3 + H2

6. FeO + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Có bao nhiêu phản ứng viết sai?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20:

Cho các phương trình phản ứng hóa học:

(1) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

(3) 2FeCl3 + Fe → 3FeCl2.

(4) 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

(5) Fe(OH)2 t°FeO + H2O

(6) Fe2O3 + CO t° 2FeO + CO2

(7) 2FeCl3 + Cu t°2FeCl2 + CuCl2

(8) 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO↑.

Có bao nhiêu phản ứng sắt (II) bị oxi hóa thành sắt (III) và bao nhiêu phản ứng sắt (III) bị khử thành sắt (II)?

A. 4 và 4

B. 4 và 3

C. 3 và 3

D. 3 và 4

Câu 21:

Trong các nhận định sau đây, có mấy nhận định đúng?

1. Cu có thể tan trong dung dịch Fe2(SO4)3.

2. Hỗn hợp gồm Cu, Fe2O3, Fe3O4 trong đó số mol Cu bằng tổng số mol Fe2O3 và Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.

3. Dung dịch AgNO3 không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2.

4. Cặp oxi hóa khử MnO4-/Mn2+ có thế điện cực lớn hơn cặp Fe3+/Fe2+.

A. (1), ( 2), ( 3), ( 4)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (2)

D. (1), ( 3)

Câu 22:

Cho các kim loại: Fe, Cu, Al, Ni và các dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch, có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng?

A. 16

B. 10

C. 12

D. 9

Câu 23:

Cho các chất Cu, Fe, Ag và các dung dịch HCl, CuSO4, Fe(NO3)2, FeCl3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 24:

Cho ba kim loại Al, Fe, Cu và các dung dịch muối riêng biệt là Ni(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho các chất phản ứng với nhau theo từng cặp, số phản ứng xảy ra là:

A. 11

B. 12

C. 13

D. 14

Câu 25:

Chất X tham gia phản ứng theo sơ đồ sau:

X + HNO3 đặc, nóng → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

Có bao nhiêu chất X thỏa mãn tính chất trên

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 26:

Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa đỏ nâu

B. Thêm một ít bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện dung dịch màu xanh nhạt

C. Thêm Fe(OH)3 màu đỏ nâu vào dung dịch H2SO4 thấy hình thành dung dịch màu vàng nâu

D. Thêm Cu vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng nâu sang màu xanh

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm: Lần lượt đốt nóng FeS2, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(NO3)3 trong không khí đến khối lượng không đổi. Một số học sinh nêu nhận xét:

1. Sản phẩm rắn của các thí nghiệm đều không giống nhau.

2. Các thí nghiệm tạo một sản phẩm khí hoặc hơi khác nhau.

3. Cùng số mol chất tham gia phản ứng thì chất có độ giảm khối lượng nhiều nhất là Fe(NO3)3.

4. Nếu lấy mỗi chất ban đầu đều là một mol thì tổng số mol khí và hơi thoát ra ở các thí nghiệm là 8 mol.

Số nhận xét đúng – số nhận xét sai tương ứng là

A. 1 và 3

B. 2 và 2

C. 3 và 1

D. 4 và 0

Câu 28:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

1. Fe + O2 t° (A)

2. (A) + HCl → (B) + (C) + H2O

3. (B) + NaOH → (D) + (G)

4. (C) + NaOH → (E) + (G)

5. (D) + ? + ? → (E)

6. (E) t° (F) + ?

Thứ tự các chất (A), (D), (F) lần lượt là

A. Fe2O3, Fe(OH)3, Fe2O3

B. Fe3O4, Fe(OH)3, Fe2O3

C. Fe3O4, Fe(OH)2, Fe2O3

D. Fe2O3, Fe(OH)2, Fe2O3

Câu 29:

Cho các thuốc thử sau: dd KMnO4, dd KOH, dd AgNO3, Fe, Cu. Số thuốc thử có thể dùng nhận biết Fe2+, Fe3+

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 30:

Hãy chọn các tính chất đúng của Cu:

1)  Hòa tan Cu bằng dung dịch HCl đặc nóng giải phóng khí H2.

2)  Đồng dẫn nhiệt và dẫn nhiệt tốt, chỉ thua Ag.

3)  Đồng kim loại có thể tan trong dung dịch FeCl3.

4)  Có thể hòa tan Cu trong dung dịch HCl khi có mặt O2.

5)  Đồng thuộc nhóm kim loại nhẹ (d=8,98 g/cm3).

Không tồn tại Cu2O; Cu2S.

A. 1, 2, 3

B. 1, 4, 5, 6

C. 2, 3, 4, 6

D. 2, 3, 4

Câu 31:

Cho đồng tác dụng với từng dung dịch sau: HCl (1), HNO3 (2), AgNO3 (3), Fe(NO3)2 (4), Fe(NO3)3 (5), Na2S (6), HCl có hòa tan oxi (7). Đồng phản ứng được với các chất nào

A. (2), (3), (5), (6)

B. (2), (3), (5), (7)

C. (1), (2), (3)

D. (2), (3)

Câu 32:

Cho hỗn hợp gồm Cu, CuO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Tổng số phản ứng đã xảy ra là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 33:

Điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Hỗn hợp Na2O và Al2O3 có thể tan trong nước

B. Hỗn hợp KNO3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch NaHSO4

C. Hỗn hợp Fe2O3 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl

D. Hỗn hợp FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl

Câu 34:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong môi trường kiềm, muối Cr(III) có tính khử và bị các chất oxi hóa mạnh chuyển thành muối Cr(VI)

B. Do Pb2+/Pb đứng trước 2H+/H2 trong dãy điện hóa nên Pb dễ dàng phản ứng với dung dịch HCl loãng nguội, giải phóng khí H2

C. CuO nung nóng khi tác dụng với NH3 hoặc CO, đều thu được Cu

D. Ag không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng nhưng phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc

Câu 35:

Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1)

(b) Sn và Zn (2:1)

(c) Zn và Cu (1:1)

d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1)

(e) FeCl2 và Cu (2:1)

(g) FeCl3 và Cu (1:1)

Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5