Bài luyện tập số 7

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng(dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan

A. Fe2(SO4)3 và H2SO4

B. FeSO4

C. Fe2(SO4)3

D. FeSO4 và H2SO4

Câu 2:

Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch A. Biết A vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. CTPT của oxit sắt là:

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe3O4

D. FeO hoặc Fe2O3

Câu 3:

Hòa tan oxit sắt từ vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Trong các phát biểu sau, phát biểu sai

A. Dung dịch X làm mất màu thuốc tím

B. Dung dịch X không thể hòa tan Cu

C. Cho NaOH dư vào dung dịch X, thu kết tủa để lâu trong không khí kết tủa sẽ tăng khối lượng

D. Dung dịch X tác dụng với dung dịch Ag2SO4

Câu 4:

Cho sơ đồ chuyển hóa: FeaOb + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa. Các chất X và Y là

A. Fe và I2.

B. FeI3 và FeI2.

C. FeI2 và I2.

D. FeI3 và I2.

Câu 5:

Cho sơ đồ chuyển hóa: FeaOb + dung dịch HI (dư) → X + Y + H2O

Biết X và Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa.

Có mấy loại oxit FeaOb thỏa mãn tính chất trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6:

Cho hỗn hợp X gồm Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 kim loại và dung dịch Z. Cho NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa gồm hai hiđroxit kim loại. Dung dịch Z chứa?

A. Zn(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3

B. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2

C. Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2

D. Zn(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3

Câu 7:

Lắc m gam bột Fe với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C, cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 hiđroxit kim loại. Vậy 2 hiđroxit đó là

A. AgOH và Cu(OH)2

B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2

C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2

D. Fe(OH)2 hoặc Fe(OH)3 và Cu(OH)2

Câu 8:

Dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột Fe vào A, sau khi phản ứng xong lọc tách được dung dịch A1 và chất rắng B1. Cho tiếp một lượng Mg vào A1, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa thu được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl thấy không có hiện tượng gì. Dung dịch A2 tác dụng với xút dư thu được 3 hiđroxit kết tủa. Cho biết thành phần của B1, B2, A1, A2 tương ứng là:

A. Ag; (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+, Ag+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+)

B. Ag; (Cu, Ag); (Fe3+, Cu2+, Ag+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+)

C. (Ag, Fe); (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+)

D. Ag; (Cu, Ag); (Fe2+, Cu2+); (Fe2+, Mg2+, Cu2+)

Câu 9:

Sơ đồ phản ứng nào sau đây đúng (mỗi mũi tên là một phản ứng)?

A. FeS2 → Fe(OH)3 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe

B. FeS2 → FeO → FeSO4 → Fe(OH)2 → FeO → Fe

C. FeS2 → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe

D. FeS2 → Fe2O3 → Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 → Fe(OH)2 → Fe

Câu 10:

Cho biết các chất sau đều có mặt trong quá trình điều chế Fe3O4 từ FeO: FeO (1); Fe(NO3)2 (2); Fe(NO3)3 (3); Fe3O4 (4); Fe (5). Hãy chọn sơ đồ thích hợp

A. (1) → (2) → (3) → (5) → (4)

B. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)

C. (1) → (5) → (2) → (3) → (4)

D. (1) → (3) → (5) → (2) → (4)

Câu 11:

Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là

A. dd HCl loãng

B. Dd HCl đặc

C. Dd H2SO4 loãng

D. Dd HNO3 loãng

Câu 12:

Có thể dùng một hóa chất để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Hóa chất này là

A. dd HCl loãng

B. Dd HCl đặc

C. Dd H2SO4 loãng

D. Dd HNO3 loãng

Câu 13:

Có 3 mẫu chất rắn đã được nhuộm đồng màu: Fe; FeO; Fe2O3. Dung dịch nào sau đây có thể dùng để nhận biết đồng thời 3 chất này?

A. HCl

B. H2SO4 đặc

C. HNO3 loãng

D. Tất cả đều đúng

Câu 14:

Có ba lọ đựng hỗn hợp Fe và FeO; Fe và Fe2O3 và FeO và Fe2O3. Thuốc thử có thể phân biệt ba hỗn hợp này là

A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH

B. Dung dịch H2SO4 đậm đặc và dung dịch NaOH

C. Dung dịch HNO3 đậm đặc và dung dịch NaOH

D. Dung dịch NaOH và dung dịch HNO3 loãng

Câu 15:

Có 4 kim loại để riêng biệt: Al, Ag, Mg, Fe. Chỉ dùng 2 thuốc thử có thể phân biệt được từng chất

A. Dung dịch NaOH; phenolphtalein

B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl

C. Dung dịch HCl, giấy quỳ xanh

D. Dung dịch HCl, dung dịch AgNO3

Câu 16:

Để phân biệt các kim loại Al, Fe, Zn, Ag, Mg. Người ta dùng thuốc thử nào sau đây

A. dd HCl và dd NaOH

B. dd HNO3 và dd NaOH

C. dd HCl và dd NH3

D. dd HNO3 và dd NH3

Câu 17:

Trong điều kiện không có không khí, sắt cháy trong khí clo cho ra hợp chất A. Có thể nhận biết thành phần và hóa trị các nguyên tố trong A bằng các trình tự

A. dùng nước, dùng dung dịch AgNO3 và dung dịch NaOH

B. dùng dung dịch HCl; dùng dung dịch NaOH

C. dùng dung dịch HCl; dùng dung dịch AgNO3

D. dùng dung dịch HNO3; dùng dung dịch H2SO4 loãng

Câu 18:

Thuốc thử nào sau đây được dùng để nhận biết các dung dịch muối NH4Cl, FeCl2, FeCl3, MgCl2, AlCl3?

A. dd H2SO4

B. dd HCl

C. dd NaOH

D. dd NaCl

Câu 19:

Hỗn hợp bột gồm Fe, Cu, Ag, Al hóa chất duy nhất dùng tách Ag sao cho khối lượng không đổi là

A. AgNO3

B. Fe(NO3)2

C. (Fe NO3)3

D. HNO3 loãng

Câu 20:

Gang và thép đều là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Hàm lượng phần trăm của cacbon trong gang và thép lần lượt là

A. 2 – 5% và 6 – 10%

B. 2 – 5% và 0,01% - 2%

C. 2 - 5% và 1% - 3%.

D. 2 – 5% và 1% - 2%

Câu 21:

Cu (Z=29), cấu hình electron nguyên tử của đồng là:

A. 1s22s22p63s23p64s23d9

B. 1s22s22p63s23p64s13d10

C. 1s22s22p63s23p63d94s2

D. 1s22s22p63s23p63d104s1

Câu 22:

Đồng có cấu hình electron là [Ar] 3d104s1. Vậy cấu hình electron của Cu2+  là

A. [Ar] 3d9

B. [Ar] 3d84s1

C. [Ar] 3d9

D. [Ar] 3d84s1

Câu 23:

Tổng hệ số (các nguyên tố, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8

B. 10

C. 11

D. 9

Câu 24:

Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. Chất xúc tác

B. Chất oxi hóa

C. Môi trường

D. Chất khử

Câu 25:

Hiện tượng gì xảy ra khi đưa dây Cu mảnh, được uốn lò xo, nóng đỏ vào lò thủy tinh đựng đầy khí clo, đáy có chứa một lớp nước mỏng?

A. Dây Cu không cháy

B. Dây Cu cháy mạnh, có khói màu nâu

C. Dây Cu cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ có màu xanh nhạt

D. Không có hiện tượng xảy ra

Câu 26:

Có một cốc đựng dung dịch HCl, nhúng một lá Cu vào, dung dịch trong cốc dần chuyển sang màu xanh, lá Cu có thể bị đứt ở chỗ tiếp xúc với bề mặt thoáng của cốc axit. Nguyên nhân của hiện tượng này là

A. Cu tác dụng chậm với axit HCl

B. Cu tác dụng với HCl có mặt của O2 trong không khí

C. Xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

D. Cu bị thụ động trong môi trường axit

Câu 27:

Phát biểu nào không đúng?

A. Đồng phản ứng với HNO3 loãng giải phóng N2

B. Đồng phản ứng với oxi (800 - 1000°C) tạo ra Cu2O

C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng với dung dịch HCl

D. Cu phản ứng với lưu huỳnh tạo CuS

Câu 28:

Cho hỗn hợp bột gồm Fe và Cu vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xong còn lại chất rắn, chất rắn này tác dụng dung dịch HCl sinh ra khí H2. Dung dịch thu được từ thí nghiệm trên chứa

A. Muối FeCl2 duy nhất

B. Muối FeCl2 và CuCl2

C. Hỗn hợp muối FeCl2 và FeCl3

D. Hỗn hợp muối FeCl3 và CuCl2

Câu 29:

Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Cu(NO3)2

B. Fe(NO3)2

C. Fe(NO3)3

D. HNO3

Câu 30:

Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại: Cu, X, Fe. Để tách rời kim loại X ra khỏi hỗn hợp A, mà không làm thay đổi khối lượng X, người ta dùng một hóa chất duy nhất là muối sắt(III) nitrat. Vậy X là

A. Ag

B. Pb

C. Zn

D. Al

Câu 31:

Trường hợp xảy ra phản ứng là:

A. Cu + Pb(NO3)2 loãng

B. Cu + HCl (loãng)

C. Cu + HCl (loãng) + O2

D. Cu + H2SO4 (loãng)

Câu 32:

Để nhận biết ion NO3- người ta dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và đun nóng, vì

A. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí

Câu 33:

Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2 thu được kết tủa A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng khí CO đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn là

A. Al2O3

B. Cu và Al

C. CuO và Al

D. Cu và Al2O3

Câu 34:

Phương trình hóa học nào sai?

A. Cu(OH)2 + 2NaOH đặc → Na2CuO2 + 2H2O

B. Na2S + CuCl2 → 2NaCl + CuS

C. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

D. CuS + HCl → CuCl2 + H2S

Câu 35:

Khi nhiệt phân, dãy muối nitrat nào đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí NO2 và O2?

A. Cu(NO3)2; LiNO3; KNO3; Mg(NO3)2

B. Hg(NO3)2; AgNO3; NaNO3; Ca(NO3)2

C. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2; Mg(NO3)2; Fe(NO3)3

D. Zn(NO3)2; KNO3; Pb(NO3)2; Fe(NO3)2

Câu 36:

Dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2. Cho bột Fe vào A, sau khi phản ứng xong lọc tách được dung dịch A1 và chất rắn B1. Cho tiếp một lượng Mg vào A1, kết thúc phản ứng, lọc tách kết tủa thu được dung dịch A2 và chất rắn B2 gồm 2 kim loại. Cho B2 vào dung dịch HCl thấy không có hiện tượng gì. Dung dịch A2 tác dụng với xút dư thu được 3 hiđroxit kết tủa. Cho biết thành phần của B1, B2, A1, A2 tương ứng là

A. Ag; Cu, Ag; Fe2+, Cu2+, Ag+; Fe2+, Mg2+, Cu2+

B. Ag; Cu, Ag; Fe3+, Cu2+, Ag+; Fe2+, Mg2+, Cu2+

C. Ag, Fe; Cu, Ag; Fe2+, Cu2+; Fe2+, Mg2+, Cu2+

D. Kết quả khác

Câu 37:

Cho khí H2S lội chậm cho đến dư qua hỗn hợp gồm FeCl3, AlCl3, NH4Cl, CuCl2 thu được kết tủa X. Thành phần của X là

A. FeS, CuS

B. FeS, Al2S3, CuS

C. CuS

D. CuS, S

Câu 38:

Lắc m gam bột Fe với dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn B và dung dịch C, cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 2 hiđroxit kim loại. Vậy 2 hiđroxit đó là

A. AgOH và Cu(OH)2

B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2

C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2

D. B hoặc C

Câu 39:

Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. Trong chất rắn X gồm

A. Fe2O3, CuO

B. Fe2O3, CuO, BaSO4

C. Fe3O4, CuO, BaSO4

D. FeO, CuO, Al2O3

Câu 40:

Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng đồng bị bao phủ bởi lớp gỉ màu xanh. Lớp gỉ đồng là

A. Cu(OH)2CuCO3

B. CuCO3

C. Cu2O

D. CuO

Câu 41:

Đồng bạch là hợp kim của đồng với:

A. Zn

B. Sn

C. Ni

D. Au

Câu 42:

Hợp kim Cu – Zn (Zn chiếm 45% về khối lượng) gọi là gì?

A. Đồng thau

B. Đồng bạch

C. Đồng thanh

D. Đáp án khác

Câu 43:

Cho luồng khí H2 và CO dư qua hỗn hợp các oxit CuO, FeO, ZnO và Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

A. Cu, FeO, ZnO, Al2O3

B. Cu, Fe, Zn, Al2O3

C. Cu, Fe, ZnO, Al2O3

D. Cu, Fe, Zn, Al

Câu 44:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong môi trường axit, Zn khử Cr2+ thành Cr

B. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường

C. Cr2O3 được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh

D. Trong môi trường axit H2SO4 loãng, ion Cr2O72− oxi hóa được I- thành I2

Câu 45:

Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch FeSO4 là:

A. HNO3, KOH và Na2S

B. HNO3, NaOH và Cu(NO3)2

C. HNO3, BaCl2 và NaNO3

D. KCl, Na2SO4 và Ba(OH)2