Bài tập Amin, Amino axit, Protein có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phân biệt 3 dung dịch: H2N-CH2-COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ dùng một thuốc thử là

A. dung dịch HCl           

B. Qùi tím                

C. Natri kim loại           

D. dung dịch NaOH

Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được H2O, N2 và 4 mol CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là :

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 3:

Cho vào ống nghiệm sạch 5 ml chất hữu cơ X, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 5 ml dung dịch CuSO4 2%, sau đó lắc nhẹ thấy ống xuất hiện màu tím đặc trưng. Chất X là :

A. Glucozo     

B. Triolein      

C. Lòng trắng trứng    

D. Glyxin

Câu 4:

Cho các nhận định sau :

(a)   Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin, Mg kim loại

(b)   Độ pH của glyxin nhỏ hơn dimetylamin

(c)   Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenolphtalein

(d)   CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O

Số nhận định đúng là

A.1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 5:

Cho alanin lần lượt tác dụng với các chất ( điều kiện có đủ ) : NaOH, CH3OH, HCl, Na2SO4, H2N –CH2-COOH, H2SO4. Số trường hợp có xảy ra phản ứng là

A. 5

B. 3

C. 6

D. 4

Câu 6:

Số đồng phân amin bậc hai có cùng công thức C4H11N

A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về amin?

A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

B. Để nhận biết anilin người ta dùng dung dịch brom.

C. Isopropylamin là amin bậc hai.

D. Anilin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh

Câu 8:

Số amin bậc I chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là

A. 3

B. 5

C. 2

D. 4

Câu 9:

Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α–amino axit) mạch hở là

A. 7

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 10:

Thủy phân hoàn toàn H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH(CH3)–CO–NH–CH2– CO–NH–CH2–COOH thu được bao nhiêu loại α–amino axit khác nhau?

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 11:

Số đồng phân amino axit có CTPT C3H7O2N là:

A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 12:

Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc,cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2 . Hiện tượng quan sát được là

A. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.

B. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím. 

C. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ.

D. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng.

Câu 13:

Cho các chất sau đây: metyl axetat; amoni axetat; glyxin; metyl amoni focmat; metyl amoni fomat; metyl amoni nitrat; axit glutamic. Có bao nhiêu chất lưỡng tính trong các chất ở trên?

A. 3

B. 4

C.5

D. 2

Câu 14:

Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin ( no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) Tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của 2 amin là

A. CH5N và C2H7N           

B. C2H7N và C3H9N    

C. C3H9N và C4H11N   

D. C3H7N và C4H9N

Câu 15:

Amino axit X trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. cho 26,7 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch chứa 37,65 gam muối. Công thức của X là:

A. H2N-[CH2]3-COOH 

B. H2N-[CH2]2-COOH

C. H2N-[CH2]4-COOH

D. H2N-CH2-COOH

Câu 16:

Cho X,Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5NH2, NH3, C6H5OH(phenol), C6H5NH2( anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau

Chất

Nhiệt độ sôi (0C)

pH(dung dịch nồng độ 0,1 mol/lít)

X

182

8

Y

-33

11

Z

16

11

T

184

5

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Z là C2H5NH2       

B. Y là C6H5OH        

C. X là NH3   

D. C6H5NH2

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường.

B. Các amin ở điều kiện thường là chất khí hoặc chất lỏng.

C. Các protein đều dễ tan trong nước.

D. Các amin không độc.

Câu 18:

Một tripetit X mạch hở được cấu tạo tù 3 amino axit là glyxin, alanin, valin ( có mặt đồng thời cả 3 gốc gly, ala, val). Số công thức cấu tạo của X là:

A. 6

B. 3

C. 4

D. 8

Câu 19:

Cho hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z, còn Y tạo CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là:

A. CH3OH và NH3    

B. CH3OH và CH3NH2

C. CH3NH2 và NH3

D. C2H3OH và N2

Câu 20:

Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:

Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg

Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này, thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin (Phe) ?

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5