Bài tập Amin, Amino axit, Protein có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các nhận định sau:

(a)   CH3NH2 là amin bậc 1.

(b)   Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.

(c)   Để rửa sạch ống nghiệm co dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

(d)   H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit.

(e)   Ở điều kiện thường H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.

Số nhận định đúng là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 2:

Số đồng phân amin có công thức tử là C4H11N là:

A. 4

B. 8

C. 7

D. 6

Câu 3:

Khi phân hủy hết pentapeptit X( Gly- Ala-Val-Ala-Gly) thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm chứa gốc glyxyl mà dung dịch của nó có phản ứng màu biure?

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 4:

Cho 0,1 mol amin X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5 M (loãng ) thu được dung dịch chứa 9,4 gam muối. Số công thức cấu tạo của X là

A. 2

B. 5

C. 4

D. 3

Câu 5:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Anilin và alanin đều cùng số nguyên tử hidro

BThành phần chính của tơ tằm là fibroin

C. Các amino axit đều ít tan trong nước

D. Trimetylamin là một trong các chất gây mùi tanh của cá

Câu 6:

Số amin bậc một có công thức phân tử C4H11N là

A. 4

B. 5

C. 8

D. 2

Câu 7:

Cho các phát biểu sau :

(a)   Để phân biệt Ala- Ala và Gly-Gly-Gly ta dùng phản ứng màu biure.

(b)   Dung dịch lysin làm phenolphtalein hóa hồng.

(c)   Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.

(d)   Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit.

(e)   Khi thủy phân hoàn toàn anbumin cả lòng trắng trứng nhờ xúc tác enzim, thu được α – amino axit.

(f)    Lực bazơ của etyl amin yếu hơn của metyl amin.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 8:

Thủ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol Valin (Val), và 1 mol phenylalalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là :

A. Val - Phe - Gly - Ala – Gly

B. Gly- Phe - Gly - Ala – Val

C. Gly - Ala - Val - Val – Phe

D. Gly - Ala - Val - Phe – Gly

Câu 9:

Số đi peptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là:

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 10:

ChoX1 dãy chuyển hóa: Glyxin +HClX1 +NaOH X2. Vậy X2 là:

A. ClH3NCH2COONa.

B. H2NCH2COONa.     

C. H2NCH2COOH     

D. ClH3NCH2COOH

Câu 11:

Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)?

A. Axit glutamic .         

B. Lysin                   

C. Alanin                    

D. Axit amino axit.

Câu 12:

Peptit nào sau đây không tham gia phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly-Gly .        

B. Ala-Gly-Ala-Gly   

C. Ala-Ala-Gly-Gly

D. Gly-Gly

Câu 13:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α – amino axit (chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) có (n-1) liên kết peptit.

B. Trong phân tử các α – amino axit chỉ có 1 nhóm amino.

 

C. Tất cả các peptit đều ít tan trong nước.

D. Tất cả các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 14:

Cho các chất sau: ClH3N- CH2-COOH; H2N- CH( CH3)- CO-NH-CH2-COOH;CH3-NH3NO3; (HOOC- CH2- NH3)2SO4; ClH3N- CH2-CONH-CH2-COOH; CH3-COO-C6H5. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa 2 muối là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 15:

Thủy phân hoàn toàn tripeptit X mạch hở, thu được glyxin và analin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:

A. 4

B. 3

C. 6

D. 5

Câu 16:

X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 3

B. 5

C.4

D. 2

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.

D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.

Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn amin X ( nơ, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 ( các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H5N

B. C2H7N

C. C3H9N

D. C4H11N

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl

B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm

C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước

D. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

Câu 20:

Cho dãy các chất: glyxin, anilin, pheylamoni clorua, natri phenolat, đimetylamin. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH trong dung dịch là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3