Bài tập Amin, Amino Axit, Protein có giải chi tiết (mức độ vận dụng - P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.

B. C4H11N.

C. C3H9N.    

D. C2H5N. 

Câu 2:

Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?

A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.         

B. Chất Q là H2NCH2COOH.

C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.

D. Chất X là (NH4)2CO3.

Câu 3:

Cho m gam alanin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 5,02 gam muối. Giá trị của m là

A. 3,56.                              

B. 35,6.                      

C. 30,0.                         

D. 3,00.

Câu 4:

Cho 3,96 gam Gly-Gly phản ứn hoàn toàn với 150 ml dung dịch KOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 8,16.                           

B. 7,62.                    

C. 7,08.                       

D. 6,42.

Câu 5:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 ( các thể tích khí đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.                         

B. C3H7N.                    

C. C3H9N.                   

D. C4H9N.

Câu 6:

Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là

A. 65,55.        

B. 55,65.

C. 56,25.         

D. 66,75

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxi thu được 0,09 mol CO2; 0,125 mol H2O và 0,336 lit N2 (dktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa H2SO4 loãng thu được a gam muối. Giá trị của a là :

A. 3,64                              

B. 2,48                        

C. 4,25                          

D. 3,22

Câu 8:

Cho m gam axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa 16,88g chất tan. X tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :

A. 300

B. 280

C. 320

D. 240

Câu 9:

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lit khí CO2; 1,4 lit N2 (dktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là:

A. C3H7N                          

B. C2H7N                   

C. C3H9N                     

D. C4H9N

Câu 10:

Hỗn hợp E gồm X (C4H12N2O4) và Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức , Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52g E tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol là 1 : 3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :

A. 4,68g                            

B. 3,46g                       

C. 6,25g                        

D. 5,08g

Câu 11:

X là tetrapeptit có công thức Gly – Ala – Val – Gly. Y là tripeptit có công thức Gly – Val – Ala. Đun nóng m gam hỗn hợp X, Y có tỉ lệ mol tương tứng là 4:3 với dung dịch KOH vừa đủ sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 257,36 g chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 155,44 gam.          

B. 167, 38 gam.          

C. 212,12 gam.           

D. 150, 88 gam.

Câu 12:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8N2O3. Cho 3,24 g X tác dụng với 500ml dung dịch KOH 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất hữu cơ Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được khối chất rắn là m gam. Xác định m?

A. 3,05.          

B. 5,5.

C. 4,5.

D. 4,15.

Câu 13:

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là:

A. 0,50.          

B. 0,55.           

C. 0,65.           

D. 0,70.

Câu 14:

Cho 35,76 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 62,04 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là:

A. C2H7N và C3H9N.       

B. CH5N và C2H7N.    

C. C3H9N và C4H11N.

D. C3H7N và C4H9N.

Câu 15:

Cho 0,1 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 2M. Trong một thí nghiệm khác, cho 32,04 gam X vào dung dịch HCl dư,sau đó cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 45,18 gam muối khan, Vậy X là: 

A. Alanin       

B. Valin           

C. Lysin         

D. axit glutamic