Bài tập Amin cơ bản và nâng cao cực hay có lời giải (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đietyl amin; (5) Kali hiđroxit.

A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5).

B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4).

C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5).

D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1).

Câu 2:

Cho các dung dịch sau có cùng pH: HCl; NH4Cl; C6H5NH3Cl. Thứ tự tăng dần nồng độ mol/lít của các dung dịch là

A. HCl < NH4Cl <  C6H5NH3Cl

B. HCl < C6H5NH3Cl < NH4Cl

C. C6H5NH3Cl < NH4Cl < HCl

D. NH4Cl < HCl < C6H5NH3Cl

Câu 3:

Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl

B. dung dịch HCl

C. nước Br2.

D. dung dịch NaOH.

Câu 4:

Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom còn toluen thì không, điều này chứng tỏ

A. nhóm –OH và –NH2 đẩy e mạnh hơn nhóm –CH3

B. nhóm –OH và –NH2 đẩy e yếu hơn nhóm –CH3.

C. khả năng đẩy e của nhóm –OH>-CH3>-NH2

D. nhóm –CH3 hút e mạnh hơn nhóm –OH và –NH2.

Câu 5:

Khi nhỏ vài giọt dung dịch C2H5NH2 vào dd FeCl3 sau phản ứng thấy 

A. dung dịch trong suốt không màu

B. dung dịch màu vàng nâu

C. có kết tủa màu đỏ gạch

D. có kết tủa màu nâu đỏ

Câu 6:

Nhận xét nào dưới đây không đúng?

(1)Anilin có tính bazơ, phenol có tính axit

(2)Phenol và anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm do ảnh hưởng của vòng benzen lên nhóm –OH hoặc –NH2.

(3)Anilin và phenol đều dễ tham gia phản ứng thế với dd Br2 tạo kết tủa trắng

(4)Anilin và phenol đều tham gia phản ứng cộng H2 vào nhân thơm

A. 1,2

B. 2,3

C. 3,4

D. 2,4

Câu 7:

Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C6H5NH2, dung dịch C6H5ONa, dung dịch NaOH, dung dịch CH3COOH, dung dịch HCl. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau ở điều kiện thích hợp, số cặp chất có phản ứng xảy ra là

A. 8

B. 12

C. 9

D. 10

Câu 8:

Cho chuỗi phản ứng sau:

C6H6 + HNO3 (H2SO4) -> X + Fe, HCl -> Y + NaOH -> Z. Tên gọi của Z là:

A. Anilin

B. Nitrobenzen

C. Phenylclorua

D. Phenol

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 3,1 gam.

B. 6,2 gam.

C. 5,4 gam

D. 2,6 gam.

Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn 7,4g một amin thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 9g H2O. CTPT của amin là:

A. C2H5N.

B. C3H9N

C. C3H10N2.

D. C3H8N2.

Câu 11:

Để kết tủa hết 400ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8M cần bao nhiêu gam hộn hợp gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,25?

A. 41,4 gam

B. 40,02 gam

C. 51,75 gam

D. Không đủ điều kiện để tính.

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, mạch hở bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Tên gọi của amin đó là

A. etylmetylamin

B. đietylamin

C. đimetylamin

D. metylisopropylamin

Câu 13:

Khi cho 13,95g anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dd HCl 1M. Khối lượng muối thu được là

A. 25,9g

B. 20,25g

C. 19,425g

D. 27,15g

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở thu được 5,6 (l) CO2 (đktc) và 7,2 g H2O. Giá trị của a là

A. 0,05 mol

B. 0,1 mol

C. 0,15 mol

D. 0,2 mol

Câu 15:

Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là

A. 1,3M

B. 1,25M

C. 1,36M

D. 1,5M

Câu 16:

Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2  H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có công thức dạng RNH3Cl. Số đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 17:

Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là 

A. C3H7NH2

B. C4H9NH2

C. C2H5NH2

D. C5H11NH2

Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ:    V(CO2) : V(H2O)  = 8 : 17. Công thức của 2 amin là

A. C2H5NH2 và C3H7NH2

B. C3H7NH2 và C4H9NH2

C. CH3NH2 và C2H5NH2

D. C4H9NHvà C5H11NH2

Câu 19:

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức mạch hở đồng đẳng kế tiếp tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 22,475 gam muối. Nếu đốt cháy hoàn toàn 13,35 gam hỗn hợp X thì trong sản phẩm cháy có  V(CO2) : V(H2O) bằng

A. 8/13

B. 5/8

C. 11/17

D. 26/41

Câu 20:

Có 2 amin bậc 1: (A) là đồng đẳng của anilin, (B) là đồng đẳng của metylamin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g (A) thu được 336 ml N2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn (B) cho hỗn hợp khí, trong đó V(CO2) : V(H2O) = 2 : 3. CTCT của (A),(B) là

A. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2

B. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2

C. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2

D. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2CH2NH2

Câu 21:

Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là

A. CH3NH2 và C2H5NH2

B. C3H7NH2 và C4H9NH2

C. CH3NH2 và C3H5NH2.

D. C2H5NH2 và C3H7NH2.

Câu 22:

Trung hoà 0,9 gam 1 amin đơn chức X cần vừa đủ với 200 ml dung dịch H2SO4 có pH =1. Phát biểu không chính xác về X là:

A. X là chất khí

B. Tên gọi X là etyl amin

C. Dung dịch trong nước của X làm quỳ tím hóa xanh

D. X tác dụng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa Fe(OH)3

Câu 23:

A là hợp chất hữu cơ mạch vòng chứa C, H, N trong đó N chiếm 15,054% theo khối lượng. A tác dụng với HCl tạo ra muối có dạng RNH3Cl. Cho 9,3g A tác dụng hết với nước brom dư thu được a gam kết tủa. giá trị của a là

A. 33

B. 30

C. 39

D. 36

Câu 24:

Cho 10 gam hỗn hợp 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dd HCl 1M, cô cạn dd thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên có tỷ lệ mol 1:10:5 theo thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của các amin?

A. CH5N, C2H7N và C3H7NH2

B. C2H7N, C3H9N và C4H11N

C. C3H9N, C4H11N và C5H11N

D. C3H7N, C4H9N và C5H11N

Câu 25:

Cho 1,52g hỗn hợp hai amin đơn chức no X, Y có số mol bằng nhau tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl, thu được 2,98g muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Tên gọi 2 amin là metylamin và etylamin

B. Nồng độ dung dịch HCl bằng 0,2 M.

C. Số mol mỗi chất là 0,02 mol

D. Công thức của amin là CH5N và C2H7N

Câu 26:

(2012 Khối A): Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Câu 27:

Để làm sạch khí CH3NH2 có lẫn các khí CH4, C2H2, H2, người ta dùng 

A. dd HCl và dd NaOH

B. dd Br2 và dd NaOH

C. dd HNO3 và dd Br2

D. dd HCl và dd K2CO3

Câu 28:

Để tách riêng hỗn hợp gồm ba chất lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2 người ta có thể tiến hành theo trình tự sau:

A. Dùng dung dịch HCl, lắc, chiết, sục khí CO2

B. Dùng dung dịch NaOH, lắc nhẹ, chiết, sục khí CO2

C. Dùng dung dịch NaOH, lắc nhẹ, chiết, dung dung dịch HCl, chiết, dùng dung dịch NaOH

D. Dùng dung dịch brom, lắc nhẹ, chiết, dùng dung dịch NaOH, khí CO2