Bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO2 ở 0-5oC tạo ra muối điazoni?

A. C2H5NH2.

B. C6H5NH2.

C. CH3NHC6H5.

D. (CH3)3N

Câu 2:

C6H5NH2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO205oC tạo ra? muối điazoni?

A. C6H5NH3Cl

B. C6H5N2Cl

C. ClNH2C6H5

D. C6H6

Câu 3:

Hợp chất hữu cơ X đơn chức tác dụng với HNO2 trong HCl ở nhiệt độ thường thì thu được hợp chất hữu cơ Y. Y tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH. Vậy X có thể là

A. anilin.

B. metylamin.

C. phenol

D. p-metylanilin.

Câu 4:

Cho etylamin tác dụng với HNO2 trong HCl ở nhiệt độ thường thì thu được hợp chất hữu cơ Y. Kết luận nào sau đây sai?

A. Y là ancol etylic

B. Y không tác dụng với NaOH

C. Y không tác dụng với Na

D. Y cấu tạo chỉ gồm liên kết đơn

Câu 5:

Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 6:

Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N tác dụng với dung dịch HNO2 (to thường) tạo ra ancol là

A. 2

B. 5

C. 3

D. 4

Câu 7:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C5H13N. Khi cho X tác dụng với HNO2 thu được chất Y có công thức là C5H12O. Oxi hóa Y thu được chất hữu cơ Y1 có CTPT là C5H10O. Y1 không có phản ứng tráng bạc. Mặt khác đề hiđrat hóa Y thu được 2 anken là đồng phân hình học của nhau. Vậy tên gọi của X là

A. isopentylamin.

B. 3-metylbutan-2-amin.

C. pentan-2-amin.

D. pentan-3-amin

Câu 8:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H11N. Khi cho X tác dụng với HNO2 thu được chất Y có công thức là C4H10O. Oxi hóa Y thu được chất hữu cơ Y1 có CTPT là C4H8O. Y1 không có phản ứng tráng bạc. Vậy tên gọi của X là

A. butan-1-amin.

B. butan-2-amin.

C. isobutyl-amin.

D. đietylamin.

Câu 9:

Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí?

A. Tổng hợp chất màu công nghiệp bằng phản ứng của amin thơm với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.

B. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa amin no và HNO2 ở nhiệt độ cao.

C. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn.

D. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh

Câu 10:

Amin thơm có ứng dụng quan trọng nào?

A. Khử chua đất.

B. Khử mùi tanh của cá.

C. Tạo chất màu với HNO2 ở nhiệt độ cao.

D. Tổng hợp màu bằng phản ứng với dung dịch hỗn hợp NaNO2 và HCl ở nhiệt độ thấp.

Câu 11:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng ?

A. Metylamin.

B. Etylamin.

C. Etylmetylamin.

D. Anilin.

Câu 12:

Chất nào sau đây tác dụng với Anilin tạo kết tủa trắng ?

A. HCl.

B. NaOH.

C. CH3COOH.

D. Dung dịch brom.

Câu 13:

Dung dịch metylamin không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dd HCl

B. dd Br2/CCl4  

C. dd FeCl3.

D. HNO2

Câu 14:

Cho các chất sau: HCl, FeCl2, NaNO2/HCl, Br2. Số chất chất tác dụng với metylamin là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15:

Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, H2, dd HCl, dd NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 16:

Cho anilin không tác dụng với chất nào sau:

A. H2SO4

B. Br2

C. HNO2

D. NaOH

Câu 17:

Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào?

A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch AgNO3

Câu 18:

Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào?

A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch HCl.

C. Qùy tím.

D. Cả A và C

Câu 19:

Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là

A. giấy quì tím.

B. nước brom.

C. dung dịch NaOH. 

D. dung dịch phenolphtalein.

Câu 20:

Chỉ dùng Brom không thể phân biệt được các dung dịch nào sau đây?

A. benzen, anilin, stiren.

B. phenol, anilin, stiren

C. benzen, anilin

D. phenol, benzen. 

Câu 21:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen. 

B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh. 

C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.

D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.

Câu 22:

Cho các phát biểu sau?

1. Anilin tác dụng với nước brom thu được kết tủa trắng.

2. Anilin có tính bazơ mạnh hơn amoniac.

3. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.

4. Anilin không làm quỳ tím chuyển màu.

Số phát biểu đúng là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 23:

Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai?

A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng.

B. Cho dung dịch HCl vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.

C. Cho dung dịch NaOH vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.

D. Cho 2 chất vào nước lạnh, với phenol tạo dung dịch đục, với anilin hỗn hợp phân hai lớp.

Câu 24:

Có thể nhận biết alinin và phenol bằng

A. Dung dịch NaOH.

B. Dung dịch HCl.

C. Nước lạnh.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 25:

0,1 mol etylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 26:

Cho 0,2 mol metylamin tác dụng hết với dung dịch HNO2 dư thu được V lít khí N2. Giá trị của V là

A. 1,12 lít. 

B. 2,24 lít.

C. 3,36 lít. 

D. 4,48 lít

Câu 27:

Muối C6H5N2+Cl (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2NaNO2 cần dùng vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,4 mol.

B. 0,1 mol và 0,2 mol.

C. 0,1 mol và 0,1 mol.

D. 0,1 mol và 0,3 mol.

Câu 28:

Muối C6H5N2+Cl (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 2,81 gam C6H5N2+Cl (với hiệu suất 80%), lượng C6H5NH2NaNO2 cần dùng vừa đủ là:

A. 0,02 mol và 0,025 mol.

B. 0,025 mol và 0,025 mol.

C. 0,02 mol và 0,02 mol.

D. 0,04 mol và 0,04 mol.

Câu 29:

Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất.

B. Trong phân tử X có một liên kết.

C. Tên thay thế của Y là propan-2-ol.

D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.

Câu 30:

Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 60. Trong phân tử X nitơ chiếm 23,73% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được anđehit Z. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Tách nước Y chỉ thu được một anken duy nhất.

B. Trong phân tử X chỉ gồm toàn liên kết đơn.

C. Tên thay thế của Y là propan-2-ol.

D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh.

Câu 31:

Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là:

A. CH5N và C4H11N.

B. C2H7N và C3H9N.

C. C2H7N và C4H11N.

D. A hoặc B.

Câu 32:

Cho 11,8 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 4,48 lít  N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là:

A. CH5N và C4H11N.

B. C2H7N và C3H9N.

C. C2H7N và C4H11N.

D. A hoặc B.

Câu 33:

Hỗn hợp 1,07 gam hai amin đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng vừa hết với axit Nitrơ ở nhiệt độ thường tạo nên dung dịch X. Cho X phản ứng với Na dư thu được 0,03 mol H2. Công thức 2 amin là

A. C3H7NH2 và C4H9NH2.  

B. C2H5NH2 và C3H7NH2.

C. CH3NH2 và C2H5NH2

D. CH3NH2 và C3H7NH2.

Câu 34:

Hỗn hợp 7,45 gam hai amin đơn chức bậc nhất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng vừa hết với axit Nitrơ ở nhiệt độ thường tạo nên dung dịch X. Cho X phản ứng với Na dư thu được l,68 lít H2 đktc. Xác định công thức 2 amin:

A. C3H7NH2 và C4H9NH2.

B. C2H5NH2 và C3H7NH2.

C. CH3NH2 và C2H5NH2.

D. CH3NH2 và C3H7NH2

Câu 35:

Anilin và phenol đều có phản ứng với

A. dung dịch NaCl.

B. Nước Br2

C. dung dịch NaOH.

D. dung dịch HCl