Bài tập Cacbohidrat có lời giải chi tiết (mức độ nhận biết - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

B. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.

C. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng

D. Kim loại Na

Câu 2:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hòa tan Cu(OH)2.

B. thủy phân

C. tráng gương

D. trùng ngưng

Câu 3:

Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau:

(1)    là chất rắn kết tinh, không màu;

(2)    tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt;

(3)    phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH ở nhiệt độ thường;

(4)    tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở;

(5)    có phản ứng tráng gương;

(6)    thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.

Những tính chất đúng với saccarozơ là:

A. (1), (2), (3), (6)

B. (1), (2), (4), (5)

C. (2), (4), (5), (6)

D. (2), (3), (5), (6)

Câu 4:

Trong điều kiện thường. X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit thu được glucozơ. Tên gọi của X là

A. xenlulozơ

B. saccarozơ

C. fructozơ

D. amilopectin

Câu 5:

Chất nào dưới đây là monosaccarit :

A. Fructozo

B. Tinh bột

C. Saccarozo

D. Xenlulozo

Câu 6:

Nhận xét nào sau đây không đúng :

A. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng

B. Xenlulozo không tham gia phản ứng tráng bạc

C. Ở điều kiện thường, tristearin ở trạng thái lỏng

D. Sacarozo không tác dụng với hidro

Câu 7:

Đường fructozơ có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong các loại hoa quả và rau xanh như ổi, cam, xoài, rau diếp xoắn, cà chua….rất tốt cho sức khỏe. Công thức phân tử của fructozơ là

A. C6H12O6.

B. C6H10O5.

C. CH3COOH.

D. C12H22O11.

Câu 8:

Trong phân tử của cacbohidrat luôn có

A. Nhóm chức xeton

B. Nhóm chức axit

C. Nhóm chức ancol

D. Nhóm chức andehit

Câu 9:

Saccarozo có thể tác dụng với các chất nào sau đây

A. H2/Ni,to; AgNO3/NH3

B. Cu(OH)2, H2SO4 loãng

C. H2SO4 loãng nóng, H2/Ni,to

D. Cu(OH)2; AgNO3/NH3

Câu 10:

Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh do chuối xanh có chứa

A. tinh bột

B. xenlulozo

C. glucozo

D. saccarozo

Câu 11:

Phân tử saccarozơ được tạo bởi

A. α-glucozơ và α-fructozơ.

B. β-glucozơ và β-fructozơ.

C. z

D. α-glucozơ và β-glucozơ.

Câu 12:

Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Glucozơ.

B. Amilozơ.

C. Saccarozơ.

D. Xenlulozơ.

Câu 13:

Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân tinh bột là

A. glucozơ.

B. xenlulozơ.

C. fructozơ.

D. saccarozơ

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng :

A. Fructozo có phản ứng tráng bạc

B. Tinh bột dễ tan trong nước

C. Xenlulozo tan trong nước Svayde

D. Dung dịch Glucozo hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

B. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.

C. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.

D. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.

Câu 16:

Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Glucozơ

B. Xenlulozơ

C. Amilozơ

D. Saccarozơ

Câu 17:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt

B. Đừng Glucozơ không ngọt bằng đường saccrozơ

C. Frucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.

D. Xenlulozơ bị thủy phân bởi dung dịch NaOH tạo glucozơ.

Câu 18:

Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. Mantozo

B. Fructozo

C. Saccarozo

D. Glucozo

Câu 19:

Chất nào sau đây thuộc loại đi saccarit?

A. Tinh bột.

B. Xenlulozơ.

C. Fructozơ.

D. Saccarozơ.

Câu 20:

Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường?

A. Saccarozo

B. Fructozo

C. Mantozo

D. Glucozo

Câu 21:

Để chứng minh trong phân tử của glucozo có nhiều nhóm hidroxyl, người ta cho dung dịch glucozo phản ứng với:

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng

B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

C. AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng

D. Kim loại Na

Câu 22:

Khi thủy phân chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:

A. Anđehit axetic

B. Ancol etylic

C. Saccarozơ

D. Glixerol

Câu 23:

Đồng phân của glucozơ là:

A. Xenlulozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Sobitol

Câu 24:

Cacbonhidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco?

A. Saccarozơ

B. Tinh bột

C. Glucozơ

D. Xenlulozơ

Câu 25:

Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc như gạo, ngô, khoai,sắn. Công thức phân tử của tinh bột là:

A. C12H22O11

B. C6H12O6

C. (C6H10O5)n

D. CH2O