Bài tập chế biến đường
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong quá trình sản xuất đường mía, để tẩy màu nước đường người ta dùng khí:
A.
B.
C.
D.
Nước mía chiếm 70% khối lượng của cây mía. Lượng saccarozơ trong nước mía ép là khoảng 20%. Khối lượng saccarozơ thu được từ 1,0 tấn mía nguyên liệu (cho biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%) là
A. 112,0 kg
B. 140,0 kg
C. 160,0 kg
D. 200,0 kg
Tại một xưởng sản xuất đường thủ công, 1 tấn mía nguyên liệu được đưa vào máy ép, thu được 700 kg nước mía có nồng độ saccarozơ là 12%. Sau khi chế biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccarozơ. Giá trị của m là
A. 75,6
B. 84,0
C. 93,3
D. 108,0
Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Giả sử hiệu suất của quá trình tinh chế là 100%. Khối lượng đường thu được là
A. 1563,5kg.
B. 1163,1 kg.
C. 113,1 kg.
D. 1361,1 kg.
Một nhà máy đường sử dụng 60 tấn mía nguyên liệu để ép một ngày.
Biết trung bình ép 1 tạ mía thu được 68 kg nước mía với nồng độ đường saccarozơ là 13%. Sau khi chế biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m kg đường saccarozơ. Giá trị của m là
A. 5893,4
B. 3672,0
C. 5304,0
D. 4773,6
Một nhà máy đường sử dụng 80 tấn mía nguyên liệu để ép một ngày. Biết trung bình ép 1 tấn mía thu được 680 kg nước mía với nồng độ đường saccarozơ là 13%. Sau khi chế biến toàn bộ lượng nước mía này với hiệu suất 90%, thu được m tấn đường saccarozơ. Giá trị nào sau đây gần nhất với m?
A. 9,4
B. 7,8
C. 7,0
D. 6,4