Bài tập cơ năng

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi tăng tốc một vật từ tốc độ v lên tốc độ 2v, động năng của nó

tăng lên 2 lần.
tăng lên 4 lần.
giảm đi 2 lần.
giảm đi 4 lần.
Câu 2:

Nhận xét nào sau đây là đúng về thế năng?

Độ biến thiên thế năng phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Giá trị của thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Độ biến thiên thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Giá trị của thế năng và độ biến thiên thế năng đều phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
Câu 3:

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về cơ năng trong trọng trường?

Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn dương.
Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn âm.
Cơ năng là đại lượng có hướng.
Giá trị của cơ năng phụ thuộc vào cả vị trí và tốc độ của vật.
Câu 4:

Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?

18150 J.
21560 J.
39710 J.
2750 J.
Câu 5:

Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ khối lượng 200 kg từ mặt đất lên độ cao 1,5 m. Lấy gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s2. Độ tăng thế năng của tạ là

1962 J.
2940 J.
800 J.
3000 J.
Câu 6:

Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát. Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên Hình 26.1. Ô tô này trượt trên rãnh được cả vòng tròn mà không bị rơi. Giá trị tối thiểu của h là:

5D4\frac{{5D}}{4}.
3D2\frac{{3D}}{2}.
5D2\frac{{5D}}{2}.
5D3\frac{{5D}}{3}.
Câu 7:

Một thùng gỗ nặng 20 kg được kéo từ mặt đất lên độ cao 10 m. Thế năng trọng trường của thùng gỗ tại độ cao đó là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc tính thế năng tại mặt đất.

2000 J.
200 J.
20 J.
2 J.
Câu 8:

Năng lượng mà vật có được do vị trí của nó so với các vật khác được gọi là

Động năng.
Cơ năng.
Thế năng.
Hóa năng.
Câu 9:

Khi một quả bóng được ném lên cao thì

động năng chuyển thành thế năng.
thế năng chuyển thành động năng.
động năng chuyển thành cơ năng.
cơ năng chuyển thành động năng.
Câu 10:

Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là:

14,14 m/s.
8,94 m/s.
10,84 m/s.
7,7 m/s.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: