Bài tập Crom - Sắt - Đồng có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2 ; CuSO4 ; AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Chất rắn X gồm :

A. FeO, CuO, BaSO4

B. Fe2O3 , CuO, Al2O3

C. FeO , CuO, Al2O3

D. Fe2O3 , CuO, BaSO4

Câu 2:

Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2 , Fe(OH)3 , Fe3O4 , Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 , FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt vào phản ứng với HNO3 đặc nóng dư. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là :

A. 5

B. 6

C. 8

D. 7

Câu 3:

Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. KOH

B. NaCl

C. AgNO3

D. CH3OH

Câu 4:

Cho phản ứng: Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số của HNO3 trong phương trình khi cân bằng là?

A. 10

B. 12

C. 4

D. 6

Câu 5:

Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau đầu chóng mặt, tổn thương phổi, tim.. Để an toàn trong khi làm thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm hóa chấy nào sau đây lên miệng ống nghiệm ?

A. dd Na2CO3

B. dd Ca(OH)2

C. dd HCl

D. nước

Câu 6:

Chọn phát biểu sai:

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục đậm.

B. Cr(OH)3 là chất rắn màu xanh lục.

C. CrO3 là chất rắn màu đỏ thẫm.

D. CrO là chất rắn màu trắng xanh.

Câu 7:

Cho các nhận xét sau

(1) Thép là hợp kim của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 0,01 đến dưới 2%.

(2) Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2% đến 5%.N

(3) Nguyên tắc sản xuất gang là khử oxit sắt thành sắt bằng CO

(4) Nguyên tắc sản xuất thép là khử cacbon có trong gang.

Số nhận xét đúng là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 8:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho FeS vào dung dịch HCl.

(c) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho Fe vào bình chứa HCl đặc, nguội. (f) Sục khí SO2 vào dung dịch KmnO4

(g) Al2O3 vào dung dịch KOH. (h) KmnO4 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 6

B. 5

C. 7

D. 4

Câu 9:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

CrOH3 + KOH X +Cl2 + KOHY H2SO4 Z  FeSO4 + H2SO4 T

Biết X, Y, Z, T là các hợp chất của crom. Chất Z và T lần lượt là

A. K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3.

B. K2Cr2O7 và CrSO4.

C. K2CrO4 và CrSO4.

D. K2CrOvà Cr2(SO4)3.

Câu 10:

Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa nâu đỏ?

A. CuCl2.

B. AlCl3.

C. FeCl3.

D. Ba(HCO3)2.

Câu 11:

Sắt là kim loại phổ biến và được con người sử dụng nhiều nhất. Trong công nghiệp, oxit sắt được luyện thành sắt diễn ra trong lò cao được thực hiện bằng phương pháp:

A. điện phân.

B. nhiệt luyện.

C. nhiệt nhôm.

D. thủy luyện.

Câu 12:

Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Dung dịch HNO3 loãng

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch HCl

Câu 13:

Cho vài giọt dung dịch H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng xảy ra là?

A. không hiện tượng gì

B. kết tủa trắng hóa nâu

C. dung dịch xuất hiện kết tủa trắng

D. có kết tủa vàng nhạt

Câu 14:

Cấu hình electron của ion Cr3+

A. [Ar]5d5

B. [Ar]3d3

C. [Ar]3d2

D. [Ar]3d4

Câu 15:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

 

Số phản ứng oxi hóa-khử xảy ra trong sơ đồ trên là:

A. 6

B. 7

C. 5

D. 4

Câu 16:

Nhiệt phân hidroxit Fe(II) trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn là:

A. Fe

B. Fe2O3

C. FeO

D. Fe3O4

Câu 17:

Cho kim loại Fe lần lượt tác dụng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, H2SO4 đặc nguội, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là:

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

1) K2Cr2O7 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.

2) Kim loại Al và Cr đều phản ứng với dung dịch HCl thoe cùng tỷ lệ.

3) CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photphat…

4) Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh

5) Hợp chất crom (VI) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử

6) Crom (III) oxit và crom (III) hidroxit đều là chất lưỡng tính.

Tổng số phát biểu đúng là :

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Câu 19:

Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần vừa đủ 3,36 lít khí CO ( ở đktc). Khối lượng sắt thu được sau phản ứng là:

A. 2,8.

B. 16,8.

C. 8,4

D. 5,6.

Câu 20:

Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tôn ( sắt tráng kẽm) bị sấy sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình?

A. Zn bị ăn mòn hóa học

B. Fe bị ăn mòn điện hóa.

C. Fe bị ăn mòn hóa học

D. Zn bị ăn mòn điện hóa.