Bài tập Crom - Sắt - Đồng có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.

B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và AgNO3.

D. AgNO3 và Cu(NO3)2.

Câu 2:

Phương trình hóa học nào sau đây sai?

A.

B. 

C. 

D. 

Câu 3:

Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, khối lượng dung dịch giảm 0,8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Khối lượng Fe đã phản ứng là

A. 6,4 gam.

B. 11,2 gam.

C. 5,6 gam.

D. 8,4 gam.

Câu 4:

Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.

B. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

C. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2.

D. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4.

Câu 5:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi dấu mũi tên là một phản ứng):

Các chất A, C, D nào sau đây không thỏa mãn sơ đồ trên:

A. Fe, Fe2(SO4)3, Fe(OH)3.

B. Fe, Fe2(SO4)3, Fe(OH)2.

C. Fe, Fe(OH)2, FeO.

D. Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Gang là hợp chất của sắt và cacbon trong đó cacbon chiếm từ 2-5% khối lượng.

B. Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẫn nhiệt tốt.

C. Sắt (II) hiđroxit là chất rắn, màu trắng xanh, không tan trong nước.

D. Quặng hemantit sắt có thành phần chính là Fe2O3.

Câu 7:

Đem hòa tan 90 gam một loại gang (trong đó cacbon chiếm 6,667% về khối lượng,còn lại là sắt) vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được sản phẩm khử duy nhất NO2. Thể tích khí thoát ra ở đktc là:

A. 112 lít.

B. 145,6 lít.

C. 156,8 lít.

D. 100,8 lít.

Câu 8:

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A. Al.

B. Mg.

C. Cu.

D. Na.

Câu 9:

Cho 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân không sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,0.

B. 13,2.

C. 17,6.

D. 14,8

Câu 10:

Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là

A. 28,0 gam.

B. 24,4 gam.

C. 26,8 gam.

D. 19,6 gam.

Câu 11:

Cho a mol Fe vào dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+, kết thúc phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Kết luận đúng là

A. c/2 ≤ a ≤ c/2 + b

B. 2c ≤ a ≤ 2b

C. c/2 ≤ a < c/2 + b

D. c/2 ≤ a ≤ b/2

Câu 12:

Sắt tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo ra muối sắt (II) ?

A. Clo.

B. Lưu huỳnh.

C. Oxi.

D. Dung dịch HNO3 loãng.

Câu 13:

Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 15,2 gam một oxit duy nhất. Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 4,48.

C. 3,36.

D. 6,72.

Câu 14:

Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là?

A. anot: Zn Zn2+ + 2e và catot: Fe2+ + 2e Fe.

B. anot: Fe  Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e  4OH.

C. anot: Fe  Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e  H2.

D. anot: Zn  Zn2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e  4OH.

Câu 15:

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Không thể thu được H2Cr2O7 rắn bằng cách cô cạn dung dịch.

B. Crom là kim loại cứng nhất.

C. Hợp chất của crom thường có màu đặc trưng.

D. Oxit CrO3 có tính chất lưỡng tính.

Câu 16:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

2R + 6HCl(loãng)  2RCl3 +3H2.

2R + 3Cl2   2RCl3.

R(OH)3 + NaOH(loãng) NaRO2 + 2H2O.

Kim loại R là

A. Fe.

B. Mg.

C. Cr.

D. Al.

Câu 17:

Tên gọi nào sau đây không là hợp kim?

A. Tecmit.

B. Inox.

C. Đuyra.

D. Đồng thau.

Câu 18:

Dung dịch muối X có màu vàng, khi tác dụng với dung dịch H2SO4 dư, thu được dung dịch có màu da cam. X được tạo ra từ sự oxi hóa chất Y bằng Cl2 trong dung dịch KOH. Công thức của X là

A. CrSO4.

B. FeCl2.

C. K2CrO4.

D. Na2Cr2O7.

Câu 19:

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

B. CrO­3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.

C. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng với dung dịch NaOH đặc.

D. CrO là oxit bazo, tan dễ dàng trong dung dịch axit.

Câu 20:

Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch:

A. NaOH.

B. HCl.

C. Fe2(SO4)3.

D. HNO3.