Bài tập Đại cương về kim loại có giải chi tiết (mức độ nhận biết - P3)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Trong số các ion sau: Fe3+, Cu2+, Fe2+ và Al3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là:
A. Fe2+
B. Cu2+
C. Fe3+
D. Al3+
Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa ?
A. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl.
B. Đốt bột sắt trong khí clo.
C. Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
D. Để đoạn dây théo trong không khí ẩm.
Để thu được kim loại đồng từ dung dịch CuSO4 bằng phương pháp thủy luyện, ta không thể dùng kim loại nào sau đây?
A. Mg.
B. Ca.
C. Fe.
D. Zn.
Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là:
A. K+
B. Na+
C. Rb+
D. Li+
Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy:
A. Ag.
B. Fe.
C. Cu
D. Na.
Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch?
A. Fe+ZnCl2
B. Mg+NaCl
C. Fe+Cu(NO3)2
D. Al+MgSO4
Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Na
B. Al
C. Fe
D. Mg
Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất:
A. Al
B. Mg
C. Ag
D. Fe
Dãy gồm các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Na, Fe, K
B. Na, Cr, K
C. Be, Na, Ca
D. Na, Ba, K
Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và Cl2 đều cùng tạo một muối :
A. Cu, Fe, Zn
B. Ni, Fe, Mg
C. Na, Mg, Cu
D. Na, Al, Zn
Kim loại nhẹ nhất:
A. K
B. Na
C. Li
D. Cs
Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl2, sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại gồm :
A. Zn, Mg, Ag
B. Mg, Ag, Cu
C. Zn, Mg, Cu
D. Zn, Ag, Cu
Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dẫn nhiệt.
B. Cứng.
C. Dẫn điện.
D. Ánh kim.
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Ánh kim
B. Tính dẻo
C. Tính cứng
D. Tính dẫn điện
Kim loại nào dẻo nhất trong tất cả các kim loại sau?
A. liti.
B. sắt.
C. đồng.
D. vàng.
Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn Mg
A. Na
B. Ca
C. K
D. Fe
Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử:
A. Na
B. Ag
C. Fe
D. Ca
Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HCl
A. Hg, Ca, Fe
B. Au, Pt, Al.
C. Na, Zn, Mg
D. Cu, Zn, K
Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Cu.
B. Fe.
C. Ag.
D. Ni.
Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ni.
B. Cu.
C. Al.
D. Ag.
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb.
B. W.
C. Au
D. Hg
Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Pb
B. Au
C. W
D. Hg
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.
B. Trong ăn mòn điện hóa trên cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.
C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
D. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hóa nước.
Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu.
B. Ag.
C. Al.
D. Ni.
Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với hidro như hình vẽ sau, trong đó ống nghiệm 1 để tạo ra H2, ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết sản phẩm trong ống. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm 2 là:
A. Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước.
B. Có kết tủa trắng của PbS
C. Có kết tủa đen của PbS
D. Có cả kết tủa trưng và dung dịch vàng xuất hiện.