Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho sơ đồ phản ứng sau:

R + 2HCl(loãng) t0RCl2 + H2

2R + 3Cl2 t0 2RCl3

R(OH)3 + NaOH(loãng)  NaRO2 + 2H2O

 

Kim loại R là:

A. Cr.

B. Al.

C. Mg.

D. Fe.

Câu 2:

Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:

A. 101,68 gam

B. 88,20 gam

C. 101,48 gam

D. 97,80 gam

Câu 3:

Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Nng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,757%. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là:

A. 11,787%

B. 84,243%

C. 88,213%

D. 15,757%

Câu 4:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).

- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.

- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.

- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

A. v2 = 2V1

B. 2V2 = V1

C. V2 = 3V1

D. V2 = V1

Câu 5:

Hỗn hợp X gồm Al, Cu có khối lượng 59 gam. Hòa tan X trong 3 lít dung dịch HNO3 được hỗn hợp Y gồm NO, N2 (mỗi kim loại chỉ tạo 1 khí) và để lại một chất rắn không tan. Biết hỗn hợp Y có  và V = 13,44 lít (dktc). Khối lượng của Al, Cu trong hỗn hợp đầu của CM của dung dịch HNO lần lượt là:

A. 27g; 32g; 1,6M

B. 35g; 24g; 1,2M

C. 27g; 32g; 1,4M

D. 33,5g; 25,5g; 1,6M

Câu 6:

Cho 24,3 gam bột Al vào 225ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dùng lại và thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là:

A. 22,68 lít

B. 19,072 lít

C. 13,44 lít

D. 15,12 lít

Câu 7:

Hoà tan hết 30 gam hỗn hợp Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO, 0,1 mol N2O. Cô cạn Y thì thu được 127 gam hỗn hợp muối khan. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là

A. 0,45 mol

B. 0,35 mol

C. 0,3 mol

D. 0,4 mol

Câu 8:

Cho 9,6 gam kim loại R tác dụng với 500 ml dung dịch HNO3 c mol/lít vừa đủ, thu được 2,24 lít khí A (là khí duy nhất, đktc) và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 59,2 gam muối khan. A không thể là khí nào sau đây?

A. N2O

B. N2

C. NO

D. NO2

Câu 9:

Hòa tan hoàn toàn m gam Na vào V ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được 40,3 gam kết tủa. Giá trị của V là:

A. 0,2

B. 200

C. 0,3

D. 300

Câu 10:

Cho 6,72 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe và Ni tan trong 200ml dung dịch B chứa HCl, HBr và H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc)

Khi kết thúc các phản ng:

A. Kim loại trong A hết và axit trong B cũng hết.

B. Kim loại dư, axit trong B hết.

C. Kim loại hết, axit trong B dư.

D. Kim loại hết hay dư phụ thuộc t lệ mol các axit trong dung dịch B.

Câu 11:

Cho 6,72 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe và Ni tan trong 200ml dung dịch B chứa HCl, HBr và H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc)

pH của dung dịch B là:

A. 2

B. 3

C. l

D. 0

Câu 12:

Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Th tích khí O2 (đktc) cần đ phản ứng hoàn toàn vi 14,6 gam hỗn hợp X là:

A. 2,80 lít

B. 1,68 lít

C. 4,48 lít

D. 3,92 lít

Câu 13:

Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí ( đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:

A. 56,25%

B. 49,22%

C. 50,78%

D. 43,75%

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là:

A. 1,71

B. 17,1

C. 13,55

D. 34,2

Câu 15:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) và 3,92 gam hỗn hợp muối sunfat. Giá trị của m là:

A. 2,48

B. 1,84

C. 1,04

D. 0,98

Câu 16:

Hỗn hp X gồm Cu, Fe, Mg. Nếu cho 10,88 gam X tác dụng vi clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:

A. 67,92%

B. 37,23%

C. 43,52%

D. 58,82%

Câu 17:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí D (đktc) gồm NO và NO2. T khối ca D so với H2 là 18,2. Giả thiết không có phn ứng tạo NH4NO3. Tổng khối lượng muối trong dung dịch tính theo m và V là:

A. (m + 8,749V) gam

B. (m + 6,089V) gam

C. (m + 8,96V) gam

D. (m + 4,48V) gam

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ ca MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y là:

A. 15,22%

B. 18,21%

C. 10,21%

D. 15,16%

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp các kim loại Mg, Al, Zn tác dụng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 1M, thu được sản phẩm khử là khí NO duy nhất và 35,85 gam muối trong đó oxi chiếm 64,268% khối lượng muối. Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 6,09 và 0,48

B. 5,61 và 0,48

C. 6,09 và 0,64

D. 25,93 và 0,64

Câu 20:

Cho 12,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HNO3 0,5M thu được dung dịch B và hỗn hợp C gồm hai khí N2 và N2O có thtích bằng 2,24 lít (đktc). T khối của C so với H2 là 18. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B thu được 1,12 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là:

A. 35 gam và 3,2 lít

B. 36 gam và 2,6 lít

C. 11,6 gam và 3,2 lít

D. 11,6 gam và 2,6 lít