Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đkc). Giá trị V là:

A. 5,60 lít.

B. 4,48 lít.

C. 6,72 lít

D. 2,24 lít.

Câu 2:

Hòa tan hết 4,0g oxit Fe­xOy cần dùng 52,14 ml dung dịch HCl 10% (D = 1,05g/ml). Để khử hóa hoàn toàn 4,0g oxit sắt này cần ít nhất thể tích khí CO (đktc) là:

A. 1,68 lít.

B. 1,545 lít.

C. 1,24 lít

D. 0,056 lít.

Câu 3:

Cho luồng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian người ta thu được 6,72 gam gồm 4 chất rắn khác nhau (A). Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lít khí B duy nhất có tỉ khối so với H2 bằng 15. Giá trị của m là

A. 5,56 gam

B. 6,64 gam

C. 7,2 gam

D. 8,81 gam

Câu 4:

Cho hỗn hợp khí CO và H2 đi qua hỗn hợp bột gồm các oxit Al2O3, ZnO, CuO, Fe2O3, Ag2O đốt nóng, sau một thời gian thu được chất rắn khan có khối lượng giảm 4,8g so với ban đầu. Hòa tan toàn bộ lượng chất rắn này bằng dung dịch HNO3 loãng (dư) sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). V là

A. 4,48.

B. 6,72.

C. 5,60.

D. 2,24.

Câu 5:

Thổi một lượng khí CO đi qua ống đựng m gam Fe2O3 nung nóng thu được 6,72 gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn là Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,16 mol NO2. Giá trị của m là:

A. 8 gam

B. 7 gam

C. 6 gam

D. 5 gam

Câu 6:

Khử m gam Fe­3O4 bằng khí H2 thu được hỗn hợp X gồm Fe và FeO. Hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 3 lít dung dịch H2SO4 0,2M. Giá trị của m là

A. 46,4

B. 23,2

C. 11,6

D. 34,8

Câu 7:

Cho 18,0g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 1M thu được 1,12 lít khí (đktc). Nếu khử hoàn toàn 18,0g hỗn hợp trên bằng CO (dư) rồi cho chất rắn tạo thành phản ứng hết với dung dịch HNO­3 (dư) thì thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) thu được là:

A. 6,72 lít.

B. 5,60 lít.

C. 4,448 lít.

D. 7,84 lít.

Câu 8:

Dẫn khí CO (dư) đi qua hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol CuO và 0,15 mol MgO đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho toàn bộ chất rắn thu được vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 13,44.

B. 10,08.

C. 6,72.

D. 5,60.

Câu 9:

Cho luồng khí CO đi từ từ qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, MgO và FeO nung nóng. Sau một thời gian còn lại 14,4g chất rắn. Khí thoát ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) được 16,0g kết tủa. Giá trị của m là

A. 18,67.

B. 19,26.

C. 16,96.

D. 16,70.

Câu 10:

Cho mọt luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784g. Khí thoát ra khỏi ống cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu dược 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeO trong A là

A. 31,03%.

B. 13,04%.

C. 86,96%.

D. 68,97%.

Câu 11:

Trong bình kín chứa 0,5 mol CO và m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Đun nóng bình cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì khí trong bình có tỉ khối so với CO là 1,457. Giá trị của m là

A. 16,8

B. 21,5

C. 22,8

D. 23,2

Câu 12:

Thổi một luồng khí CO đi qua hỗn hợp Fe và Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được khí B và chất rắn D. Cho B qua nước vôi trong dư thấy tạo ra 6,00g kết tủa. Hòa tan D bằng H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy tạo ra 0,18 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa 24,0g muối. Phần trăm số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 45,00%.

B. 80,00%.

C. 75,00%.

D. 66,67%.

Câu 13:

Thổi rất chậm 2,24 lít (đktc) một hỗn hợp khí gồm CO và H2 qua một ống sứ đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe3O4, Fe2O3 có khối lượng 24,0g (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng là:

A. 20,6g.

B. 21,7g

C. 18,8g.

D. 22,4g.

Câu 14:

Cho 4,72 gam hỗn hợp bột gồm các chất Fe, FeO và Fe2O3 tác dụng với CO ở nhiệt độ cao. Phản ứng xong thu được 3,92 gam Fe. Nếu ngâm cùng lượng hỗn hợp các chất trên trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong khối lượng chất rắn thu được là 4,96 gam. Khối lượng (gam) Fe, Fe2O3 và FeO trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

A. 1,68; 1,44; 1,6

B. 1,6; 1,54; 1,64

C. 1,6; 1,44; 1,64

D. 1,68; 1,6; 1,44

Câu 15:

Cho luồng khí CO (dư) đi qua ống đựng 9,1g hỗn hợp rắn gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3g chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 4,0g.

B. 0,8g.

C. 8,3g.

D. 2,0g.

Câu 16:

Cho x mol bột Zn vào dung dịch chứa y mol FeCl3 khuấy đu đến phản ứng hoàn toàn người ta thu được dung dịch chứa 2 cation kim loại. T l a = x / y có giá trị là

A. a = 0,5

B. 0,5 < a < l,5

C. 0,5 ≤ a < 1,5

D. A > l,5

Câu 17:

Khi cho x mol Fe tác dụng với dung dịch y mol AgNO3 thì thu được dung dịch chứa một chất tan duy nhất. Ti lệ a = x / y có giá trị là:

A. a = 1/2

B. a = 1/3 hoặc a 0,5

C. a = 1/3 hoặc a = 0,5

D. a ≤ 1/3 hoặc a ≥ 1/2

Câu 18:

Cho 2 thanh kim loại M hóa trị 2 với khối lượng bằng nhau. Nhúng thanh 1 vào dung dịch CuSO4 thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2 một thời gian, thấy khối lượng thanh 1 giảm và khối lượng thanh 2 tăng. Kim loại M là:

A. Mg

B. Ni

C. Fe

D. Zn

Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn một lượng Zn trong dung dịch AgNO3 loãng, dư thấy khối lượng chất rắn tăng 3,02 gam so với khối lượng Zn ban đầu. Cũng lấy lượng Zn như trên cho tác dụng hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 1,1325

B. 1,62

C. 0,81

D. 0,7185

Câu 20:

Nhúng một thanh Fe vào dung dịch CuSO4 đến khi dung dịch hết màu xanh thấy khối lượng thanh Fe tăng 0,4 gam. Nếu lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy có m gam kết tủa tạo thành. Giá trị của m là:

A. 5,35

B. 9

C. 10,7

D. 4,5

Câu 21:

Nhúng 1 thanh kim loại M (hóa trị 2) có khối lượng 20 gam vào dung dịch AgNO3 một thời gian thấy khối lượng thanh M tăng 15,1% so vi khối lượng ban đầu. Nếu lấy lượng M bằng lượng M tham gia phản ứng trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được 0,448 lít khí H2 (đktc). M là:

A. Mg

B. Ni

C. Pb

D. Zn

Câu 22:

Cho 200ml dung dịch AgNO3 2M vào dung dịch A chứa 34,1 gam hỗn hợp NaBr và KBr thì thu được 56,4 gam kết tủa B và dung dịch C. Nhúng một thanh Cu vào dung dịch C. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy khối lượng thanh Cu tăng thêm m gam. Biết rằng toàn bộ lượng Ag giải phóng ra đều bám vào thanh Cu. Giá trị của m là:

A. 30,4

B. 7,6

C. 2,2

D. 8,8

Câu 23:

Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

- TN1: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.

- TN2: Cho m gam bột sắt (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm là bằng nhau. Quan hệ giữa V1 và V2:

A. V2 = 10V1.

B. V1 = 10V2.

C. V1 = V2.

D. V1 = 2V2

Câu 24:

Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra là:

A. 0,64 gam.

B. 1,28 gam.

C. 1,92 gam.

D. 2,56 gam.

Câu 25:

Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 15 gam trong 340 gam dung dịch AgNO3 6%. Sau một thời gian lấy vật ra thấy khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 25%. Khối lượng ca vật sau phn ứng là:

A. 3,24 gam.

B. 2,28 gam.

C. 17,28 gam.

D. 24,12 gam.