Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải chi tiết (P6)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối. Các muối trong Z là:

A. Cu (NO3)2 và Fe(NO3)2

B. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

C. Al(NO3)3Cu(NO3)2

D. Al(NO3)3 và Mg(NO3)2

Câu 2:

Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi các phn ng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 90,27%

B. 82,30%

C. 82,2%

D. 12,67%

Câu 3:

Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Al tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol CuCl2 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:

A. 7,3

B. 4,5

C. 12,8

D. 7,7

Câu 4:

Cho 11,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thấy khối lượng chất rắn tăng 64 gam. Nếu cho 11,6 gam X tác dụng hết với oxi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 17,2

B. 14,4

C. 22,8

D. 16,34

Câu 5:

Chia 14,8 gam hỗn hp gồm Mg, Ni, Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 21,8 gam muối. Phần 2 cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:

A. 25

B. 17,6

C. 8,8

D. 1,4

Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn 23,4 gam G gồm Al, Ni, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 15,12 lít khí SO2 (đktc). Nếu cho 23,4 gam G tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 thì thấy khối lượng chất rắn tăng m% so với khối lượng G. Giá trị của m là:

A. 623,08

B. 311,54

C. 523,08

D. 411,54

Câu 7:

Cho 21,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Nếu cho 21,1 gam X tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng, thấy khối lượng chất rắn bằng x% so với khối lượng ban đầu. Giá trị của x là:

 

A. 197,16%

 

B. 97,16%

C. 294,31%

D. 94,31%

Câu 8:

Cho 1,58 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với dung dịch CuCl2 đến khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Z và 1,92 gam chất rắn T. Cho Z tác dụng với NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,7 gam chất rắn F gồm 2 oxit kim loại. Phần trăm khối lượng Mg trong X là:

A. 88,61%

B. 11,39%

C. 24,56%

D. 75,44%

Câu 9:

Cho 23 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Fe tác dụng với 400ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z và m gam hỗn hợp T gồm 2 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH, thu được lượng kết tủa lớn nhất là 24,6 gam. Giá trị của m là:

A. 37,6

B. 27,7

C. 19,8

D. 42,1

Câu 10:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn tác dụng với 500ml dung dịch CuSO4 1M đến khi phản ứng hoàn toàn, thu dược dung dịch Z và chất rắn T. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu dược 19,6 gam kết tủa. mmax

A. 19,5

B. 39

C. 5,4

D. 16,

Câu 11:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Ni, Pb tác dụng vi dung dịch HNO3 dư, thu được sản phẩm khử duy nhất là 2,24 lít khí NO (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với 400ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phn ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn T chứa tối đa

A. 3 kim loại

B. 4 kim loại

C. 1 kim loại

D. 2 kim loại

Câu 12:

Cho 17,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 1 lít dung dịch Fe2(SO4)3 0,25M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Khối lượng Cu trong hn hợp X là:

A. 3,2g.

B. 9,6g.

C. 6,4g.

D. 8g.

Câu 13:

Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng 85ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và kết tủa C. Nung C trong không khí đến khối lượng không đổi được 6 gam chất rắn D. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa thu được, rửa sạch rồi nung nhiệt độ cao ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn E. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A (theo thứ tự Zn, Fe, Cu) là:

A. 28,38%; 36,68% và 34,94%

B. 14,19%; 24,45% và 61,36%

C. 28,38%; 24,45% và 47,17%

D. 42,58%; 36,68% và 20,74%

Câu 14:

Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch Y gồm Cu(NO3)2AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Các kim loại trong T là:

A. Al, Cu và Ag

B. Cu, Ag và Zn

C. Mg, Cu và Zn

D. Al, Ag và Zn

Câu 15:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng vi dung dịch Y chứa Cu(NO3) và AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được chất rắn T gồm 3 kim loại. Chất chắc chắn phản ứng hết là:

A. Fe, Cu(NO3)2AgNO3

B. Mg, Fe Cu(NO3)2

C. Mg, Cu(NO3) và AgNO3

D. Mg, Fe và AgNO3

Câu 16:

Cho Al và Cu vào dung dịch chứa Cu (NO3)2 AgNO3 đến khi phản ứng xong, thu được dung dịch Z gồm 2 muối và chất rắn T gồm các kim loại là:

A. Al và Ag

B. Cu và Al

C. Cu và Ag

D. Al, Cu và Ag

Câu 17:

Hòa tan hỗn hợp chứa 0,15 mol Mg và 0,15 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,15 mol Cu(NO3)2 0,525 mol AgNO3. Khỉ phản ứng xong chất rắn thu được có khối lượng là:

A. 63,9

B. 66,3

C. 56,7

D. 32,4

Câu 18:

Cho 12,1 gam hỗn hợp X gồm Zn và Ni tác dụng với 200ml dung dịch Y chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 0,5M đến khi phản ng hoàn toàn, thu được dung dịch Z chứa 2 muối và chất rắn T gồm 2 kim loại. Phần trăm khối lượng của Zn trong X là:

A. 73,14%

B. 80,58%

C. 26,86%

D. 19,42%

Câu 19:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn và Ni tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 17,92 lít khí H2 (đktc). Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch Y chứa 0,7 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol AgNO3 đến khi phản ng hoàn toàn thì thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là:

A. 66,4

B. 88

C. 120

D. 81,6

Câu 20:

Cho 1,57 gam hỗn hp X gồm Zn và Al vào 100ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn T và dung dịch Z ch chứa 2 muối. Ngâm T trong H2SO4 loãng, không thấy có khí thoát ra. Nếu coi th tích dung dịch không đổi thì tổng nồng độ các ion trong Z là:

A. 0,3M

B. 0,8M

C. 1M

D. 1,1M

Câu 21:

Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong Y lần lượt là:

A. 0,1 và 0,06

B. 0,2 và 0,3

C. 0,2 và 0,02

D. 0,1 và 0,03

Câu 22:

Chia 23,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng vi 300ml dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 1M đến khi phn ứng hoàn toàn thì thu được chất rắn Z. S lượng kim loi trong Z là:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 23:

Hoà tan 5,64g Cu(NO3)2 và l,7g AgNO3 vào H2O thu dung dịch X. Cho l,57g hỗn hợp Y gồm bột Zn và Al vào X rồi khuấy đều. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu chất rắn E và dung dịch D ch chứa 2 muối. Ngâm E trong dung dịch H2SO4 loãng không có khí giải phóng. Tính khối lượng ca mỗi kim loại trong hỗn hợp Y.

A. Zn: 0,65g, Al: 0,92g

B. Zn: 0,975g, Al: 0,595g

C. Zn: 0,6g, Al: 0,97g

D. Đáp án khác

Câu 24:

Cho 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,44 gam chất rn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,84 lít H2 (đkc). Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. CM của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong X là

A. 0,4M và 0,2M

B. 0,5M và 0,3M

C. 0,3M và 0,7M

D. 0,4M và 0,35M

Câu 25:

Một hỗn hp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3 gam. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn B và dung dịch C đã mất màu hoàn toàn. B hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Lấy 8,3 gam hỗn hp X cho vào 1 lít dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được chất rắn D có khối lượng là 23,6 gam và dung dịch E (màu xanh đã nhạt). Thêm NaOH dư vào dung dịch E được kết tủa. Đem kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi đưc 24 gam chất rắn F. Các phn ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol ca AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch Y là:

A. 0,1M; 0,2M

B. 0,4M; 0,1M

C. 0,2M; 0,1M

D. 0,1M; 0,4M