Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải (mức độ thông hiểu - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để điều chế kim loại X người ta tiến hành khử oxit X bằng khí CO (dư) theo mô hình thí nghiệm dưới đây

Oxit X là chất nào trong các chất sau

A. CaO                  

B. K2                  

C. Al2O3                 

D. CuO

Câu 2:

Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+.

B. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.

C. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.

D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+

Câu 3:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2;

(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3;

(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2;

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;

(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1   

B. 2   

C. 4   

D. 3

Câu 4:

Dẫn V lít khí CO ( dktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V là

A. 2,24                  

B. 3,36                   

C. 5,60                   

D. 4,48

Câu 5:

Ngâm thanh Cu dư vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe dư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là:

A. Fe(NO3)2

B. Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.

C. Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)3; Fe(NO3)2.

Câu 6:

Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.

B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.

C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.

D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+

Câu 7:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.

(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2.

(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.

(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là:

A. 4                       

B. 2                        

C. 1                        

D. 3

Câu 8:

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

A. Al2O3,Cu,MgO,Fe.

B. Al2O3,Fe2O3,Cu,MgO.

C. Al2O3,Cu,Mg,Fe.

D. Al,Fe,Cu,Mg.

Câu 9:

Cho các kim loại: Na, Al, Fe, Pb, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng với Fe(NO3) trong dung dịch?

A. 5   

B. 4   

C. 6   

D. 3

Câu 10:

Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần ính oxi hóa là:

A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+

B. Mn2+, H+, Ag+, Fe 3+

C. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+

D. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+

Câu 11:

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu

B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li

D. Kim loại có độ cứng nhất là Cr.

Câu 12:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng.

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.

(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl2.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

A. 5   

B. 4   

C. 3   

D. 2

Câu 13:

Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau phản ứng thu được dung dịch có khối lượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây ?

A. Ni(NO3)2          

B. AgNO3   

C. Fe(NO3)3          

D. Cu(NO3)2

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây không đúng về so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt :

A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguội

B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt

C. Nhôm và sắt tác dụng với khí Clo dư theo cùng tỉ lệ mol

D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước

Câu 15:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì ngừng. Dung dịch sau điện phân hòa tan được Al2O3. Nhận định nào sau đây đúng:

A. Khí thoát ra ở anot là Cl2 và O2

B. Khí thoát ra ở anot chỉ có Cl2

C. H2O tham gia phản ứng điện phân ở catot

D. Ở catot có khí H2 thoát ra

Câu 16:

Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm 2 kim loại. Nhận định nào sau đây là sai :

A. Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư không thấy khí thoát ra

B. Dung dịch Y chứa tối đa 3 loại ion

C. Lượng Mg đã phản ứng hết

D. Dung dịch Y chứa tối thiểu 2 muối

Câu 17:

Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :

(1) X + Y -> Không phản ứng

(2) X + Cu -> Không phản ứng

(3) Y + Cu -> Không phản ứng

(4) X + Y + Cu -> Phản ứng

Hai muối X, Y thỏa mãn là :

A. Mg(NO3)2 và Na2SO4 

B. NaNO3 và H2SO4

C. NaHSO4 và NaNO3

D. Fe(NO3)3 và NaHSO4

Câu 18:

Cho 2 phương trình rút gọn sau :

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu

Cu + 2Fe3+ -> Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào dưới đây đúng :

A. Tính khử : Fe > Fe2+ > Cu

B. Tính khử : Fe2+ > Cu > Fe

C. Tính oxi hóa : Cu2+ > Fe3+ > Fe2+

D. Tính oxi hóa : Fe3+> Cu2+ > Fe2+

Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

(1) Thả 1 viên Mg vào dung dịch HCl có nhỏ giọt dung dịch CuSO4

(2) Thả viên Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

(3) Thả viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2

(4) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4

A. 1                       

B. 4                        

C. 3                        

D. 2

Câu 20:

Một vật làm bằng hợp kim Zn- Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Các quá trình xảy ra tại điện cực là:

A. Anot: Fe→ Fe2+ + 2e và Catot: O2 + 2H2O +4e → 4OH-.

B. Anot: Zn→ Zn2+ + 2e và Catot: Fe + 2e → Fe2+ .

C. Anot: Fe→ Fe2+ + 2e và Catot: 2H+ 2e → H2.

D. Anot: Zn→ Zn2+ + 2e và Catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.

Câu 21:

Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xong được hỗn hợp rắn Y và dd Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể gồm:

A. Zn, Fe, Cu         

B. Al, Zn, Fe, Cu   

C. Fe, Cu               

D. Zn, Cu

Câu 22:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thi được dung dịch X chứa 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)2 và AgNO3

B. AgNO3 và Mg(NO3)2

C. Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2

D. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2

Câu 23:

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong cá chất sau để thu hồi thủy ngân

A. Bột lưu huỳnh   

B. Bột than            

C. Nước                 

D. Bột sắt

Câu 24:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg(Z=12) là

A. 1s22s22p63s2      

B. 1s22s22p83s2      

C. 1s22s22p63s1      

D. 1s22s22p83s1

Câu 25:

Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc

A. chu kì 4, nhóm VIIIA

B. Chu kì 4 nhóm VIIIB

C. Chu kì 4 nhóm VIB

D. Chu kì 4 nhóm IIA