Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải (mức độ vận dụng - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hoàn toàn 21g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và 1,008 lit khí CO2 (dktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. Giá trị của m là :

A. 24,495   

B. 13,898    

C. 21,495   

D. 18,975

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn 5,65g hỗn hợp Mg, Zn trong dung dịch HCl dư thu được 3,36lit H2 (dktc) và dung dịch X. Dung dịch X cô cạn được m gam muối khan. Giá trị cảu m là :

A. 16,3                  

B. 21,95                 

C. 11,8                   

D. 18,10

Câu 3:

Điện phân 500ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 aM và NaCl 0,75M với điện cực tro cường độ dòng điện 5A . Sau thời gian điện phân 96,5 phút, khối lượng dung dịch giảm 17,15 gam. Giá trị của a là

 A. 0,2         

B. 0,5          

C. 0,1         

D. 0,4

Câu 4:

Hỗn hợp X gồm 2 kim loại R và M đều ở chu kì 3, R có số hiệu nguyên tử nhỏ hơn M. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau. Cho phần một vào nước dư thu được V lít khí. Cho phần hai vào dung dịch NaOH dư, được 1,5V lít khí. Các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tỉ lệ mol của R và M trong X tương ứng là:

A. 1 : 2.      

B. 5 : 8.       

C. 3 : 5.      

D. 3 : 7.

Câu 5:

Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 44,0%.              

B. 56,0%.              

C. 28,0%.              

D. 72,0%.

Câu 6:

Cho hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng với 1 lít dung dịch gồm AgNO3 a mol/l và Cu(NO3)2 2a mol/l, thu được 14,0 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,15.                 

B. 0,10.                  

C. 0,05.                  

D. 0,20.

Câu 7:

Cho 4,8 gam bột kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch chứa FeSO4 0,2M và CuSO4 0,3M, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 12,4.      

B. 12,0.       

C. 10,8.      

D. 12,8.

Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 5,60.                 

B. 2,24.                  

C. 4,48.                  

D. 3,36.

Câu 9:

Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t (giây) được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t (giây) thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là:

A. 1,680.               

B. 4,788.                

C. 4,480.                

D. 3,920.

Câu 10:

Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là

A. 44,8 g     

B. 40,8 g     

C. 4,8 g       

D. 48,0 g

Câu 11:

Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lít khí H2 bay ra (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối. Giá trị của m là

A. 51,6.      

B. 117,5.     

C. 115,5.    

D. 80.

Câu 12:

Cho m gam Cu vao dd chứa 0,04 mol AgNO3 một thời gian thu được dd Y và 3,88 g chất rắn X. Cho 2,925 g Zn vào dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được dd Z và 3,217 g chất rắn T. Tính m :

A. 1,216g               

B. 1,088 g              

C. 1,344g               

D. 1,152g

Câu 13:

Cho m g Al vào dung dịch HCl dư dến khi ngừng thoát khí thì thấy khối lượng dung dịch tăng 14,4 g so với dd HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành :

A. 71,2g      

B. 80,1g      

C. 16,2g      

D. 14,4g

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại M có hoá trị không đổi cần 5,6 lít hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2 (đktc). Phản ứng hoàn toàn thu được 23 g hỗn hợp chất rắn. M là

A. Cu.                    

B. Be                     

C. Mg                    

D. Ca

Câu 15:

Cho 11,2 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng hòa toàn thấy thoát ra V lít khí NO (đktc) và có m gam kết tủa. NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Vậy giá trị của m và V tương ứng là:

A. 3,2 gam và 2,24 lít    

B. 6,4 gam và 2,24 lít    

C. 4,8 gam và 4,48 lít    

D. 8,0 gam và 3,36 lít

Câu 16:

Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố kim loại M trong hỗn hợp MCl2 và MSO4 là 21,1%. Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố clo trong hỗn hợp trên là

A. 33,02% 

B. 15,62% 

C. 18,53% 

D. 28,74%

Câu 17:

Cho khí CO đi qua ống chứa 0,04 mol X gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng, ta nhận được 4,784g chất rắn Y (gồm 4 chất), khí đi ra khỏi ống dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062g kết tủa. Phần trăm khối lượng FeO trong hỗn hợp X là:

A. 13,04%             

B. 25,15%             

C. 24,42%             

D. 32,55%

Câu 18:

Cho 10,8 gam kim loại M phản ứng hoàn toàn với khí clo dư, thu được 53,4 gam muối. Kim loại M là

A. Zn          

B. Mg         

C. Al           

D. Fe

Câu 19:

Nhúng thanh Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol muối sunfat trung hòa của một kim loại M, sau phản ứng hoàn toàn lấy thanh Mg ra thấy khối lượng thanh Mg tăng 4,0 gam. Số muối của kim loại M thỏa mãn là

A. 2   

B. 3   

C. 1   

D. 0

Câu 20:

Hòa tan 5,4 gam bột Al vào 15 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 13,80.    

B. 10,95.     

C. 15,20.    

D. 13,20.

Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn 10,2g hỗn hợp X gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được m gam muối và 11,2 lit khí H2 (dktc). Giá trị của m là :

A. 46,20                

B. 27,95                 

C. 45,70                 

D. 46,70

Câu 22:

Nhúng thanh Fe nặng 100g vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2g (giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh Fe). Khối lượng Fe đã phản ứng là :

A. 11,20     

B. 7,47        

C. 8,40       

D. 0,84

Câu 23:

Cho 14 g bột sắt vào 150 ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m g chất rắn. Giá trị m là

A. 19,2                  

B. 16                      

C. 16,4                   

D. 22

Câu 24:

Cho 2,33 gam hỗn hợp Zn và Fe vào một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 896 ml khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 5,17.                 

B. 3,57.                  

C. 1,91.                  

D. 8,01.

Câu 25:

Nhúng một thanh sắt dư vào 100ml dung dịch CuSO4 x mol/l. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,4 gam. Biết tất cả Cu sinh ra đều bám vào thanh sắt. Giá trị của x là:

A. 0,05                  

B. 0,5                     

C. 0,625                 

D. 0,0625