Bài tập Đại cương về kim loại có lời giải (mức độ vận dụng - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là

A. 7,2.        

B. 3,2.         

C. 6,4.        

D. 5,6.

Câu 2:

Cho 7,2 gam kim loại Mg tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng) sinh ra V lít (đktc) khí H2. Gía trị của V là

A. 3,36.                 

B. 7,84.                  

C. 2,24.                  

D. 6,72.

Câu 3:

Đốt cháy 5,12 gam hỗn hợp gồm Zn, Cu và Mg trong oxi dư, thu được 7,68 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 240.                  

B. 480.                   

C. 320.                   

D. 160.

Câu 4:

Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm Fe và FexOy nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 64g chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lit hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro là 20,4. Giá trị của m là :

A. 70,4                  

B. 65,6                   

C. 72,0                   

D. 66,5

Câu 5:

Cho 0,5g một kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 0,28 lit khí H2 (dktc). Kim loại đó là :

A. Mg 

B. Sr 

C. Ca 

D. Ba 

Câu 6:

So sánh độ dẫn điện của hai dây dẫn bằng đồng tinh khiết, có khối lượng bằng nhau. Dây thứ nhất chỉ có một sợi. Dây thứ hai gồm một bó hàng trăm sợi nhỏ. Độ dẫn điện của hai dây dẫn là:

A. Không so sánh được. 

B. Dây thứ hai dẫn điện tốt hơn.

C. Dây thứ nhất dẫn điện tốt hơn. 

D. Bằng nhau.

Câu 7:

Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?

A. 40g.        

B. 50g.        

C. 55,5g.     

D. 45,5g. 

Câu 8:

Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam một oxit kim loại cần vừa đủ 40 ml dung dịch HCl. Công thức oxit đó là:

A. Fe2O3     

B. MgO       

C. Al2O3     

D. CuO

Câu 9:

Nung 13,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc hai chu kì liên tiếp trong nhóm IIA thu được 6,8 gam hai oxit. Công thức của muối và phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp là

A. MgCO3(62,69%) và CaCO3 ( 37,31%) 

B. BaCO3(62,7%) và CaCO3 ( 37,3%)

C. MgCO3(63,5%) và CaCO3 ( 36,5%)  

D. MgCO3(62,69%) và BaCO3 ( 37,31%)

Câu 10:

Hỗn hợp X gồm (0,3 mol Zn và 0,2 mol Al) phản ứng vừa đủ với 0,45 mol hỗn hợp Y gồm (Cl2, O2) thu được x gam chất rắn. phần trăm khối lượng của oxi trong Y và giá trị của x tương ứng là

A. 24,32% và 64   

B. 18,39% và 51    

C. 13,26% và 46    

D. 21,11% và 56

Câu 11:

Hợp chất Cu – Zn có tính dẻo, bền đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,000 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí hidro (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là:

A. 67%                  

B. 67,5%               

C. 33%                  

D. 32,5%

Câu 12:

Các kim loại X, Y, Z đều không tan trong nước ở điều kiện thường. X và Y đều tan trong dung dịch HCl, nhưng chỉ có Y không tan trong dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Các kim loại X, Y, Z tương ứng là:

A. Fe, Al và Ag.   

B. Mg, Al và Au. 

C. Ba, Al và Ag. 

D. Mg, Al và Ni.

Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 8,45 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 17,68 gam muối khan. Kim loại trên là kim loại nào sau đây?

A. Fe           

B. Mg         

C. Zn          

D. Ba

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 8,4                    

B. 9,6                     

C. 10,8                   

D. 7,2

Câu 15:

Cho 12,15 gam kim loại M tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thoát ra 15,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Na                     

B. Fe                      

C. Mg                    

D. Al

Câu 16:

Cho 5,2 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch Y là

A. 146,7 gam         

B. 152,0 gam         

C. 151,9 gam         

D. 175,2 gam

Câu 17:

Cho X, Y, Z, M là các kim loại. Thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1

M + dung dịch muối X → kết tủa + khí

Thí nghiệm 2

X + dung dịch muối Y → Y

Thí nghiệm 3

X + dung dịch muối Z: không xảy ra phản ứng

Thí nghiệm 4

Z + dung dịch muối M: không xảy ra phản ứng

Chiều tăng dần tính khử của các kim loại X, Y, Z, M là

A. Y < X < M < Z.        

B. Z < Y < X < M.         

C. M < Z < X < Y.         

D. Y < X < Z < M.

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm Mg ( 0,10 mol); Al ( 0,04 mol) và Zn ( 0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là

A. 0,7750 mol.     

B. 0,6975 mol.     

C. 0,6200 mol.     

D. 1,2400 mol.

Câu 19:

Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam MCln, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là

A. Na.         

B. Ca.         

C. K.           

D. Mg.

Câu 20:

Cho 2,7 gam Al và 5,76 gam Fe vào 180 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 18,40.    

B. 15,60.     

C. 15,44.    

D. 15,76.

Câu 21:

Hòa tan hết 39,8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 800ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M (vừa đủ), thu được dung dịch X chứa m gam muối. giá trị của m là

A. 72,5.                 

B. 155,0.                

C. 145,0.                

D. 125,0.

Câu 22:

Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp Mg, Al bằng 500ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 loãng 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2. Cô cạn X thu được khối lượng muối là

A. 103,85 gam     

B. 25,95 gam        

C. 77,86 gam       

D. 38,93 gam

Câu 23:

Chia mẫu hợp kim X gồm Zn và Cu thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : Cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 1 gam không tan.

- Phần 2 : Luyện thêm 4 gam Al thì được hợp kim X trong đó hàm lượng % của Zn trong Y giảm 33,33% so với X.

Tính thành phần % của Cu trong hợp kim X biết rằng nếu ngâm hợp kim Y trong dung dịch NaOH một thời gian thì thể tích khí H2 vượt quá 6 lít (đktc).

A. 16,67%             

B. 50%                  

C. 25%                  

D. 37,5%

Câu 24:

Điện phân 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M điện cực trơ cho đến khí ở catot xuất hiện 6,4g kim loại thì thể tích khí thu được (đktc) là :

A. 2,24 lít              

B. 1,12 lít              

C. 0,56 lít              

D. 4,48 lít

Câu 25:

Nhúng thanh Zn vào dd CuSO4 một thời gian, khối lượng thanh kẽm giảm đi 0,1 gam so với khối lượng ban đầu. Khối lượng Zn đã phản ứng là

A. 1,3 gam.          

B. 0,1 gam.           

C. 3,25 gam.        

D. 6,5 gam.