Bài tập đốt cháy

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở, thu đượcN2,  H2O  và 4 mol CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là 

A. 1. 

B. 4. 

C. 3. 

D. 2. 

Câu 2:

Trùng ngưng glyxin thu được tripeptit X. Đốt cháy m gam X được 1,05 gam nitơ. m có giá trị là 

A. 4,725. 

B. 5,275.

C. 5,125. 

D. 4,275. 

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol nước. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là 

A.

B.

C. 10 

D.

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm axit, một nhóm amin thì thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b-c = 4a. Số liên kết peptit trong X là. 

A. 10. 

B. 9. 

C. 5

D.

Câu 5:

X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy 0,1 mol Y thu được CO2, H2O N2 trong đó tổng khối lượng CO2H2O  là 47,8 gam. Nếu đốt 0,1 mol X cần bao nhiêu mol O2

A. 0,560 mol 

B. 0,896 mol 

C. 0,675 mol 

D. 0,375 mol 

Câu 6:

X là một α- amino axit no mạch hở chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2. Từ 3m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 1,35 mol nước Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,425 mol H2O. Giá trị của m là: 

A. 22,50 gam 

B. 13,35 gam 

C. 26,79 gam 

D. 11,25 gam 

Câu 7:

Hỗn hợp X gồm đipeptit Y, tripeptit Z và tetrapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 1,12 (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 5,38 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Mặt khác đốt cháy 14,06 gam hỗn hợp X thu được tổng khối lượng của CO2 H2O là 30,46 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 

A. 7,38. 

B. 7,85. 

C. 7,05. 

D. 6,66. 

Câu 8:

X là một α - aminoaxit (chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH). Khi thuỷ phân a gam đipeptit Y hay b gam tripeptit Z thì đều chỉ thu được m gam X. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn a gam Y thu được 0,30 mol H2O còn khi đốt cháy b gam Z thì thu được 0,275 mol H2O. Y, Z đều là các peptit mạch hở. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau đây? 

A. 10,75.

B. 10,50. 

C. 11,30. 

D. 11,00. 

Câu 9:

Tripeptit mạch hở X và Đipeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một α-aminoaxit (no, mạch hở , trong phân tử chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO2H2O bằng 24,8 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, sản phẩm thu được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch này 

A. giảm 32,7 gam 

B. giảm 27,3 gam 

C. giảm 23,7gam 

D. giảm 37,2 gam 

Câu 10:

X là một α - aminoaxit (chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH). Với a gam đipeptit Y khi thuỷ phân hoàn toàn chỉ thu được m gam X. Còn khi thuỷ phân hoàn toàn b gam tripeptit Z lại chỉ thu được 2m gam X. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn a gam Y thu được 0,24 mol H2O còn khi đốt cháy b gam Z thì thu được 0,44 mol H2O. Y, Z đều là các peptit mạch hở. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau đây? 

A. 9,1. 

B. 9,7. 

C. 9,5. 

D. 10,0 

Câu 11:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1gam Y thu đuợc 0,76 mol H2O; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol H2O. Giá trị của m là 

A. 24,74 gam 

B. 24,60 gam 

C. 24,46 gam 

D. 24,18 gam 

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm tripeptit X, tetrapeptit Y và pentapeptit Z ( đều mạch hở và chỉ tạo ra từ Gly, Ala và Val), rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy ( chỉ gồm CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 840 ml (đktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối lượng tăng 11, 865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất sau đây? 

A. 6,26. 

B. 8,25. 

C. 7,26. 

D. 9,25. 

Câu 13:

Thuỷ phân hoàn toàn m gam một pentapeptit mạch hở M thu được hỗn hợp gồm hai amino axit X1, X2 (đều no, mạch hở, phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy toàn bộ lượng X1, X2 ở trên cần dùng vừa đủ 0,1275 mol O2, chỉ thu được N2, H2O và 0,11 mol CO2. Giá trị của m là 

A. 3,17. 

B. 3,89. 

C. 4,31. 

D. 3,59. 

Câu 14:

Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ba và Na2O tác dụng hết với H2O, sau phản ứng thu được 0,19 mol H2 và dung dịch X. Hỗn hợp H gồm hai peptit mạch hở, được tạo bởi alanin và glyxin là Z CxHyNzO8 và T CnHmNtO5. Đốt cháy hết 31,33 gam hỗn hợp H cần vừa đủ 1,245 mol O2, sau phản ứng thu được tổng số mol H2ON2 là 1,175 mol. Mặt khác, 31,33 gam H tác dụng vừa đủ với dung dịch X. Tổng khối lượng của T và Na2O có giá trị là: 

A. 21,52 gam 

B. 23,14 gam 

C. 20,22 gam 

D. 17,25 gam 

Câu 15:

Đipeptit X, hexapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amoni axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,2 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 22,3 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2

A. 1,25 mol 

B. 1,35 mol 

C. 0,975 mol 

D. 2,25 mol