Bài tập đốt cháy amino axit có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 15 gam glyxin thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 8,96

C. 6,72

D. 4,48

Câu 2:

ốt cháy hoàn toàn 2,25 gam glyxin thu được V lít CO2 (dktc). Giá trị của V là:

A. 1,344

B. 0,224

C. 0,448

D. 0,336

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 4,5 gam H2O và 1,12 lít N2. Giá trị của V là:

A. 0,2

B. 2,24

C. 4,48

D. 5,6

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 9,45 gam H2O và 1,68 lít N2. Giá trị của V là:

A. 6,72

B. 13,44

C. 4,48

D. 10,08

Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol α-amino axit A no thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Mặt khác cũng 0,1 mol A tác dụng với vừa đủ 0,1 mol NaOH hoặc HCl. Công thức của A là:

A. NH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH. 

D. NH2CHCOOH2

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol a-amino axit A no thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Mặt khác cũng 0,1 mol A tác dụng với vừa đủ 0,1 mol NaOH hoặc HCl. Công thức của A là:

A. NH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CHCOOH2.

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 4,48 lít CO2 và 4,5 gam H2O. CT của amino axit là:

A. NH2CH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CHCOOH2.

Câu 8:

 Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 1,792 lít CO2 và 1,62 gam H2O. CT của amino axit là:

A. NH2CH2CH2CH2COOH.

B. CH3CH(NH2)COOH.

C. NH2CH2COOH.

D. NH2CHCOOH2.

Câu 9:

Đốt cháy 7,5 gam amino axit X no (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) cần dùng vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc). X là

A. Glyxin.

B. Alanin.

C. Valin.

D. Lysin.

Câu 10:

Đốt cháy 10,68gam amino axit X no (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) cần dùng vừa đủ 10,08 lít O2 (đktc). X là

A. Glyxin.

B. Alanin.

C. Valin.

D. Lysin.

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam α-amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2 ; 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (đktc). CTCT A là

A. H2N CH2  CH2  COOH.

B. CH2=C(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH. 

D. H2NCH2COOH.

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 10,68 gam α-amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,36 mol CO2; 0,42mol H2O và 1,344 lít N2 (đktc). CTCT A là

A. H2N CH2  CH2 COOH.

B. CH2=CH(NH2)COOH.

C. CH3CH(NH2)COOH.

D. H2NCH2COOH.

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X (phân tử có 1 nhóm NH2) thu được 8,8 gam CO2 và 1,12 lít  N2. Công thức phân tử của X là

A. C3H7NO2.

B. C4H9NO2.

C. C2H7NO2.

D. C2H5NO2

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn α-amino axit X có dạng NH2CnH2nCOOH thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H5NO2. 

B. C3H7NO2.

C.C3H6NO2. 

D. C5H11NO2

Câu 15:

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 7 và 1,0.

B. 8 và 1,5.

C. 8 và 1,0.

D. 7 và 1,5.

Câu 16:

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 4 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

A. 6 và 1,0.

B. 6 và 1,5.

C. 5 và 1,0.

D. 5 và 1,5.

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm amino axit Y (no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) và este Z no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thu được N2; 0,3 mol CO2 và 0,325 mol H2O. Mặt khác, 0,15 mol X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,65.

B. 10,5625

C. 10,925.

D. 12,350.

Câu 18:

Hỗn hợp X gồm amino axit Y (no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) và este Z no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X thu được N2; 0,07 mol CO2 và 0,08 mol H2O. Mặt khác, 0,03 mol X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối. Biết este Z không tráng bạc, giá trị của m là

A. 2,62.

B. 2,76.

C. 1,26.

D. 1,94.

Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NRCOOHxCnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 0,05.

 B. 0,30.

C. 0,02

D. 0,06.

Câu 20:

Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NRCOOHx và CnH2n+1COOH, thu được 30,8gam CO2 và 11,7 gam H2O. Mặt khác 0,6 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

A. 0,5.

B. 0,30.

C. 0,2

D. 0,1

Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 1 amino axit Y no mạch hở phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH và 1 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở Z (có số mol bằng nhau) bằng oxi không khí thu được 0,3 mol CO2 và 0,35 mol H2O, còn lại là O2 và N2. Y, Z là:

A. NH2CH2COOH và CH3COOH

B. NH2CH2COOH và HCOOH

C. NH2CH2CH2COOH và CH3COOH

D. NH2CH2CH2COOH và HCOOH

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam.

B. 13 gam.

C. 10 gam.

D. 15 gam.

Câu 23:

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ nO : nN = 10 : 3. Để tác dụng vừa đủ với 31,3 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp X cần 15,12 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 95 gam.

B. 75 gam.

C. 90 gam.

D. 80 gam.

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 8,19.

B. 6,24.

C. 7,12

D. 9,87.

Câu 25:

Hỗn hợp X gồm hai aminoaxit no, hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X cần 15,12 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 17,92 lít CO2 (đktc). Mặt khác 0,3 mol X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 81,9.

B. 63,45.

C. 71,2.

D. 98,74.

Câu 26:

Amino axit X có công thức dạng NH2CxHyCOOH. Đốt cháy m gam X bằng oxi dư thu được N2; 1,12 lít CO2 (đktc) và 0,99 gam H2O. Cho 29,25 gam X vào V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và KOH 2,5M thu được dung dịch chứa a gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là 

A. 62,55.

B. 70,11.

C. 52,95.

D. 42,45.

Câu 27:

Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b mol H2O (b > a). Mặt khác, cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y, thu được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là

A. 0,48.

B. 0,42.

C. 0,54.

D. 0,30.

Câu 28:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nito tương ứng là 192:77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 27,28 gam CO2. Giá trị V là:

A. 17,472

B. 16,464

C. 16,576

D. 16,686

Câu 29:

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nito tương ứng là 64:21. Để tác dụng vừa đủ với 14,15 gam hỗn hợp X cần 100ml dung dịch HCl 1,5M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,15 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 17,6 gam CO2. Giá trị V là:

A. 8,42

B. 9,24

C. 9,52

D. 8,68

Câu 30:

Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2NCnH2nCOOH và este Z tạo bởi Y và ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị m là:

A. 12,65.

B. 12,35

C. 14,75

D. 11,30.

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và a mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 3,1

B. 2,8

C. 3,0

D. 2,7

Câu 32:

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một α-aminoaxit X (no, mạch hở, phân tử có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) trong oxi thu được 0,84 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Công thức cấu tạo của X là

A. H2NCH2COOH 

B. H2NCH(CH3)COOH

C. H2NCH2CH2COOH 

D. H2NCH2CH(CH3)COOH

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X (phân tử có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm NH2) X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H11NO2

B. C3H9NO2.

C. C4H9NO2. 

D. C3H7NO2.

Câu 34:

Đốt cháy hoàn toàn α-amino axit X có dạng NH2CnH2nCOOH thu được 0,3 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H5NO2.

B. C3H7NO2.

C. C3H6NO2.

D. C5H11NO2.

Câu 35:

Cho hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val và Glu. Để tác dụng hết với 0,2 mol X cần 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 1M và KOH 1,4M. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 56,88 gam. Giá trị của V là

A. 25,760

B. 22,848

C. 26,432

D. 25,536

Câu 36:

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no Z (đơn chức, mạch hở), thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủ với lượng dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

A. 6,57.

B. 6,39.

C. 4,38

D. 10,95.

Câu 37:

X là 1 amino axit có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được muối Y, MY = 1,6186MX. Trộn 0,1 mol X với 0,1 mol glyxin thu được hỗn hợp Z. Đốt hết Z cần bao nhiêu lít O2 (đktc)? 

A. 17,36 lít.

B. 15,68 lít.

C. 16,8 lít.

D. 17,92 lít.

Câu 38:

Đốt cháy 1 mol amino axit NH2(CH2)nCOOH thu được khí CO2, H2O và N2 phải cần số mol oxi là :

A.2n+3 2

B.(6n+3 )/4

C.6n+32

D.4n+64

Câu 39:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2 thu được CO2, H2O và N­2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là

A. 22,35 gam.

B. 31,56 gam. 

C. 23,08 gam. 

D. 30,30 gam.