Bài tập đốt cháy và phản ứng với brom

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo (triglixerit), thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 4 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,15

B. 0,6

C. 0,30

D. 0,20

Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, cho a mol X tác dụng tối đa với 600 mL dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,20

B. 0,12

C. 0,10

D. 0,15

Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2vào H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600ml dung dịch Br2 1M. Giá trị a là 

A. 0,10 

B. 0,15 

C. 0,20 

D. 0,30 

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn 2 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 10 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa 450 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,36 

B. 0,60 

C. 0,40 

D. 0,15 

Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo E bằng O2, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6a mol. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với 60 mL dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của a là 

A. 0,003

B. 0,004

C. 0,006

D. 0,012

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,03 mol chất béo X là

A. 120 ml

B. 240 ml

C. 360 ml

D. 160 ml

Câu 7:

Chia hỗn hợp gồm axit panmitic và axit oleic thành 2 phần bằng nhau.

Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,02 mol. Cho phần hai tác dụng với dung dịch Br2 dư, có tối đa m gam Br2 phản ứng.

Giá trị của m là 

A. 1,6

B. 3,2

C. 4,8

D. 6,4

Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ 24,64 gam O2, thu được 0,55 mol CO2 và 0,50 mol H2O. Mặt khác, x mol X tác dụng tối đa với 240 ml dung dịch Br2 1,0M. Giá trị của x là 

A. 0,06 

B. 0,12 

C. 0,24 

D. 0,08 

Câu 9:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natristearat và natrioleat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với a mol brom (trong dung dịch). Giá trị của a là

A. 0,04

B. 0,20

C. 0,08

D. 0,16

Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 1,106 mol O2, thu được 0,798 mol CO2 và 0,700 mol H2O. Cho 6,16 gam X trên tác dụng tối đa với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là 

A. 0,030 

B. 0,045 

C. 0,035 

D. 0,040 

Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là 

A. 0,20

B. 0,15

C. 0,08

D. 0,05

Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol triglixerit X, thu được 25,08 gam CO2 và 9,0 gam nước. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,15 mol Br2. Giá trị của m là

A. 26,52

B. 44,00

C. 26,40

D. 43,00

Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một loại chất béo thì thu được 12,768 lít khí CO2 (đktc) và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là  

A. 3,60

B. 0,36 

C. 2,40 

D. 1,2 

Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 0,014 mol một chất béo X, thu được 33,880 gam CO2 và 12,096 gam H2O. Khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng với 0,014 mol X là

A. 5,60

B. 11,20

C. 8,96

D. 17,92

Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam nước. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 2,5 M. Giá trị của V là

A. 0,1

B. 0,2

C. 0,3

D. 0,4

Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm triolein, trieste của axit acrylic với glixerol và axit axetic thu được 4,65 mol CO2 và 3,9 mol nước. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom dư thì có x mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của x là:

A. 0,75

B. 0,45

C. 0,3

D. 0,9

Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là: 

A. 120 ml

B. 480 ml

C. 360 ml

D. 240 ml

Câu 18:

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo X, thu được b mol H2O và V lít (đktc) khí CO2. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng với dung dịch chứa tối đa 5a mol Br2. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là 

A. V = 22,4(6a + b) 

B. V = 22,4(3a + b) 

C. V = 22,4(7a + b) 

D. V = 22,4(4a + b) 

Câu 19:

Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là? 

A. V = 22,4(b + 3a)

B. V = 22,4(b + 7a)

C. V = 22,4(4a – b)

D. V = 22,4(b + 6a)

Câu 20:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,385 mol O2, thu được 1,71 mol CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với V ml dung dịch Br2 2M. Giá trị của V là  

A. 75 

B. 90 

C. 100 

D. 60 

Câu 21:

Chất béo T có thành phần chứa hai trong số các loại gốc axit béo: stearat, oleat, linoletat, panmitat. Đốt cháy hoàn toàn m gam T cần vừa đủ 24,48 gam O2, thu được H2O và 12,32 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, m gam T tác dụng tối đa với 200 mL dung dịch Br2 0,2M trong dung môi hexan. Đặc điểm nào sau đây đúng với cấu tạo phân tử T? 

A. Có chứa hai gốc linoleat

B. Có phân tử khối là 856

C. Có chứa 5 liên kết pi

D. Có chứa một nối đôi C=C