Bài tập Glucozo, Fructozo, Tinh bột, Xenlulozo có lời giải chi tiết (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hỗn hợp A gồm glucozơ và mantozơ. Chia A làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/ NH3 dư được 0,02 mol Ag.
- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 0,03 mol Ag.
Số mol của glucozơ và mantozơ trong A lần lượt là
A. 0,005 mol và 0,005 mol
B. 0,0035 mol và 0,0035 mol
C. 0,01 mol và 0,01 mol
D. 0,0075 mol và 0,0025 mol.
Thực hiện hai thí nghiệm:
· TN1: Cho m1 gam mantozo phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được a gam Ag.
· TN2: Thủy phân hoàn toàn m2 gam saccarozo (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư cũng thu được a gam Ag.
Mối liên hệ giữa m1 và m2 là:
A. m1=1,5m2
B. m1=2m2
C. m1 = 0,5m2
D. m1 = m2
Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 60gam
B. 58gam
C. 30gam
D. 48gam
Cho 360 gam glucozo lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%. Tính giá trị của m:
A. 200 gam
B. 320 gam
C. 400 gam
D. 160 gam
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá (0,1a) gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 10%
B. 90%
C. 80%
D. 20%
Thực hiện phản ứng lên men rượu từ 2,025 kg khoai chứa 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ), thu được C2H5OH và CO2. Cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 được 450 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng dung dịch lại thấy có 150 gam kết tủa nữa. Hiệu suất phản ứng lên men là:
A. 30,0%.
B. 85,0%.
C. 37,5%.
D. 18,0%.
Một mẫu glucozo có chứa 2% tạp chất được lên men rượu với hiệu suất 45% thì thu được 1 lít rượu 46°. Biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của H2O là 1g/ml. Tính khối lượng glucozo đã dùng:
A. 735 g
B. 1600 g
C. 720 g
D. 1632,65 g
Từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% xenlulozơ) có thể điều chế được bao nhiêu tấn cồn thực phẩm 45° (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%, khối lượng riêng của cồn nguyên chất là d = 0,8 g/ml, khối lượng riêng của H2O là 1g/ml) ?
A. 0,294 tấn
B. 7,440 tấn
C. 0,930 tấn
D. 0,744 tấn
Tiến hành lên men m gam glucozơ thành C2H5OH với hiệu suất 75%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra đem hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch chứa hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,276%. Giá trị của m là
A. 150 gam
B. 90 gam
C. 180 gam
D. 120 gam
Một nhà máy sản xuất glucozo từ khoai mì (củ mì, sắn). Hiệu suất phản ứng là 80%. Nếu nhà máy sản xuất được 360 tấn glucozo trong một ngày và thu hồi được phần tinh bột còn dư để lên men rượu nhằm sản xuất cồn 70° dùng trong y tế, thì trong một ngày nhà máy sản xuất được tối đa thể tích cồn 70° là bao nhiêu. (Biết etanol có khối lượng riêng là d = 0,79g / ml, hiệu suất lên men rượu từ tinh bột thu hồi là 100%)
A. 80 m3
B. 83,18 m3
C. 70,25 m3
D. 66,546 m3
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là:
A. 2,97 tấn
B. 3,67 tấn
C. 2,20 tấn
D. 1,10 tấn
Cho Xenlulozơ phản ứng với anhiđrit axetic ( H2SO4 là xúc tác) thu được 11,10 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat và 6,60 gam axit axetic. Thành phần phần % theo khối lượng của xenlulozơ triaxetat và xenlulozơ điaxetat trong X lần lượt là
A. 76,84%; 23,16%.
B. 70,00%; 30,00%.
C. 77,84%; 22,16%.
D. 77,00%; 23,00%.