Bài tập hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 62,605 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ vưới dung dịch BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,6.
B. 27,2.
C. 28,4.
D. 20,72.
Chia 1,6 lít dung dịch Cu(NO3)2 và HCl làm hai phần bằng nhau.
- Điện phân( điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) phần 1 với cường độ dòng điện không đổi I = 2,5A. Sau thời gian t giây, thu được dung dịch X và 0,14 mol một khí duy nhất ở anot. X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,8M được 1,96g kết tủa.
- Cho m g bột Fe vào phần 2 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,7m gam kim loại và V lít NO ( sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m, V lần lượt là
A. 28,0 và 6,72.
B. 23,73 và 2,24.
C. 28,0 và 2,24.
D. 23,73 và 6,72.
Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đltc)hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là:
A. 31,95%
B. 19,97%
C. 23,96%
D. 27,96%
Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO4 (0,05 mol) và naCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A ( điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc) . Dung dịch Y hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Biết hiệu suất điện phân 100% các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là:
A. 8685
B. 6755
C. 7720
D. 4825
Cho hỗn hợp X gồm 0,35 mol Fe và 0,04 mol Al tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được dung dịch Y, hỗn hợp hai khí NO và H2 (có tỉ khối so với H2 bằng 5,2) và 10,04 gam hỗn hợp hai kim loại (trong đó kim loại yếu hơn chiếm 19,1235% theo khối lượng). Cô cạn dung dịch Y, thu được hỗn hợp muối khan Z. Phần trăm khối lượng muối nhôm trong Z gần nhất với
A. 4,13.
B. 39,89.
C. 17,15.
D. 35,75.
Hòa tan hoàn toàn 7,98 gam hỗn hợp X chứa Mg, Al và MgCO3 trong dung dịch chứa NaNO3 và 0,62 mol NaHSO4. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 3,808 lít hỗn hợp khí Z gồm H2, NO, CO2 với tỷ lệ mol tương ứng là 9:4:4. Cô cạn Y được hỗn hợp muối trung hòa khan Z. Phần trăm khối lượng muối natri trong Z gần nhất với giá trị
A. 59,5.
B. 50,0.
C. 45,5.
D. 65,5.
Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a mol/l và NaCl 1,0 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dung dịch có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 gam. Giá trị của a là
A. 0,5.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,4.
Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,152 gam. Kim loại R là
A. Ca.
B. Al.
C. Na.
D. Mg.
Hòa tan hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và V lít (ở đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ kleej mol 1:2. Cho 500 ml dung dịch KOH 1,7M vào Y thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 69,35 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào nhất?
A. 11,25.
B. 11,50.
C. 12,40.
D. 11,02.
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch X chứa x mol CuSO4 và y mol NaCl (2x<y) bằng dòng điện một chiều có cường độ 2,68A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y có khối lượng giảm so với dung dịch đầu là 18,95 gam. Thêm tiếp lượng dư Al vào dung dịch Y, thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 2 chất tan có số mol bằng nhau. Giá trị của t là
A. 4 giờ.
B. 3 giờ.
C. 6 giờ.
D. 5 giờ.
Cho hỗn hợp X gồm các chất: BaSO4, Na2SO4 và Na2CO3 được 65,0 gam. Cho toàn bộ lượng X trên vào cốc thủy tinh thu được hệ Y, cân Y được 284,6 gam. Cân 244 gam dung dịch HCl rồi cho từ từ đến hết vào hệ Y ( thấy khi dùng đến 200 gam dung dịch HCl thì không cò khí thoát ra nữa) thu được hệ Z( bao gồm cốc và hỗn hợp rắn – lỏng T) có khối lượng 518,0 gam ( bỏ qua sự bay hơi của nước). Lọc hỗn hợp T sấy phần chất rắn trên giấy lọc, cân được 30,6 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Na2SO4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 27,7.
B. 39,4.
C. 47,1.
D. 13,5.
Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,075 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 1,12 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở hai điện cực là 2,38 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. giá trị của a là
A. 0,25.
B. 0,1.
C. 0,15.
D. 0,2.
Hòa tan hoàn toàn 29,12 gam hỗn hợp gồm 0,08 mol Fe(NO3)2, Fe, Fe3O4, Mg, MgO, Cu và CuO vào 640 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và hỗn hợp hai khí là 0,14 mol NO và 0,22 mol H2. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra kết tủa Y. Lấy Y nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm 10,42 gam so với khối lượng của Y. Nếu làm khô cẩn thận dung dịch X thì thu được hỗn hợp muối khan Z (giả sử quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hóa học). Phần trăm khối lượng FeSO4 trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18.
B. 20.
C. 24.
D. 22.
Hòa tan hết một lượng bột Fe vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Chia dung dịch X thành 2 phần không bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,6 gam kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 68,2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 5,60.
D. 2,24.
Nung nóng hỗn hợp X gồm kim loại M và Cu(NO3)2 trong bình chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và 0,25 mol hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 là 22,72. Đem hòa tan hết Y vào lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 29,7 gam muối. Phần trăm về số mol kim loại M trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 28.
B. 22.
C. 45
D. 54.
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al, Fe2O3, Cr2O3 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn phần 1 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Hòa tan hết phần 2 trong 400 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M đến dư vào Y thu được kết quả như hình vẽ sau:
Khối lượng Cr2O3 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 7,29 gam.
B. 30,40 gam.
C. 6,08 gam.
D. 18,24 gam
Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,4 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 4,32A, trong thời gian t giây thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 12,64 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 20,4 gam chất rắn. Giá trị của t là
A. 8935,2 giây.
B. 5361,1 giây.
C. 3574,07 giây.
D. 2685 giây.
Điện phân dung dịch X chứa x mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 1,848 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 4,368 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,1125.
B. 0,1800.
C. 0,1950.
D. 0,1350.
Hòa tan hoàn toàn 43,0 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 860 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,12 mol NO và 0,26 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 113,8 gam muối khan. Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là
A. 25,5%.
B. 8,5%.
C. 20,5%.
D. 22,5%.
Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện kết 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 18.
B. 20.
C. 22.
D. 24.