Bài tập Kim loại Kiềm, Kiềm thổ, Nhôm có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Nước thải công nghiệp chế biến café, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này để làm các hạt lơ lựng này keo tụ lại thành khối lớn dễ dàng tách ra khói nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng:

A. Giấm ăn                   

B. Muối ăn                    

C. Phèn chua                 

D. Amoniac

Câu 2:

Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư), thu được 0,336 lít khí hidro (đktc). Kim loại kiềm là:

A. K                              

B. Li                              

C. Rb                            

D. Na

Câu 3:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.

(5) Cho dung dịch HCl vào dung dịch K2SiO3.

(6) Cho ure vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 4                               

B. 5                               

C. 3                               

D. 6

Câu 4:

Cho sơ đồ sau:

Vậy MCO3

A. FeCO3                      

B. MgCO3                     

C. CaCO3                      

D. BaCO3

Câu 5:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm canxi cacbua và nhôm cacbua trong dung dịch HCl thu được hỗn hợp khí gồm:

A. C2Hvà H2             

B. CHvà C2H6           

C. CHvà H2 

D. C2H2 và CH4

Câu 6:

Phương pháp chung để điều chế Na, Ca, Al trong công nghiệp là:

A. Thủy luyện 

B. Nhiệt luyện

C. Điện phân dung dịch 

D. Điện phân nóng chảy

Câu 7:

Cho hỗn hợp chứa a mol Na2O và a mol Al2O3 vào nước dư thu được dung dịch X. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Dung dịch chỉ chứa một chất tan.

B. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím.

C. Thêm dung dịch HCl dư vào X thu thấy có kết tủa trắng.

D. Thêm dung dịch AlCl3 vào dung dịch không thấy kết tủa.

Câu 8:

Các chất trong dãy nào sau đây đều có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A. Ca(OH)2, HCl, Na2CO3

B. NaOH, K2CO3, K3PO4

C. NaHCO3, CaCl2, Ca(OH)2

D. Na3PO4, H2SO4

Câu 9:

Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo dung dịch bazơ là:

A. 2     

B. 4     

C. 1     

D. 3

Câu 10:

Chất nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời?

A. NaOH.       

B. Na2CO3.     

C. HCl.           

D. Ca(OH)2.

Câu 11:

Hòa tan hoàn toàn 1,15 gam kim loại X vào nước thu được dung dịch Y . Để trung hòa Y cần vừa đủ 50 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là:

A. Na 

B. Ca   

C. Ba   

D. K

Câu 12:

Cho mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu được 300 ml dung dịch X và 0,336 lít khí H2 ở đktc. pH của dung dịch X là

A.12                              

B.12,7                           

C.2                                

D.13

Câu 13:

Một cốc nước có chứa các ion : Na+ (0,02 mol), Mg2+ (0,02 mol); Ca2+ (0,04 mol) Cl- ( 0,02mol) ; HCO3- (x mol). Cần thêm bao nhiêu lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M vào cốc trên để làm mềm nước?

A. 2     

B. 4     

C. 6     

D. 3

Câu 14:

Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là

A. Na2CO3                    

B. NaOH                      

C. Ca(OH)2                   

D. Ba(OH)2

Câu 15:

Một cốc nước cứng có chứa 0,1 mol Ca2+ a mol K+; 0,15 mol Cl- và b mol HCO3-. Thêm vào cốc 0,1 mol Ca(OH)2 thì mất hoàn toàn tính cứng, dung dịch trong cốc nước chỉ chứa duy nhất một muối. Đun sôi cốc nước cứng trên đến cạn thu được lượng chất rắn khan là:

A. 18,575g.                   

B. 21,175g.                   

C. 16,775g                    

D. 27,375g

Câu 16:

Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2,5a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây đúng:

A. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

B. Thêm 2a mol HCl vào dung dịch X thu được a/3 mol kết tủa

C. Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4

D. Sục khí CO2 vào dung dịch X thu được a mol kết tủa

Câu 17:

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nước cứng làm cho xà phòng ít bọt, giảm khả năng giặt rửa của xà phòng

B. Nguyên tắc luyện gang là dùng chất khử (CO; H2...) để khử oxit sắt thành kim loại sắt

C. Cho kim loại Fe (dư) vào dung dịch AgNO3 chỉ thu được muối Fe2+

D. Kim loại cứng nhất là crom, kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc

Câu 18:

Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?

A. NaNO3.      

B. NaOH.        

C. NaHCO3    

D. NaCl.

Câu 19:

Cho các so sánh sau về nhôm và crom ( kí hiệu M chung cho 2 kim loại):

(1) Đều tác dụng với dung dịch HCl và bị oxi hóa lên số oxi hóa +3.

(2) Đều tác dụng được với dung dịch NaOH được NaMO2

(3) Đều bị thụ động trong H2SO4 loãng nguội.

(4) Phèn K2SO4. M2(SO4)3.24H2O đều được dùng làm trong nước đục.

(6) Đều tạo được lớp màng oxit mỏng M2O3 bền vững bảo vệ.

(7) Oxit M2O3 đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng hoặc NaOH loãng.

A. 1.    

B. 4.    

C. 3.    

D. 2.

Câu 20:

Có các chất sau: Na2O, NaCl, Na2CO3, NaNO3, Na2SO4. Có bao nhiêu chất mà bằng một phản ứng có thể tạo ra NaOH?

A. 2     

B. 4     

C. 3     

D. 5