Bài tập lực đàn hồi

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong Hình 22.1, biết Hình 22.1a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.

Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng nén.
Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng dãn.
Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng nén.
Câu 2:

Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi đối và lực tác dụng có dạng:

đường cong hướng xuống.
đường cong hướng lên.
đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.
đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Câu 3:

Hình 22.2 mô tả đồ thị lực tác dụng – độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

Điểm A.
Điểm B.
Điểm C.
Điểm D.
Câu 4:

Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị nén 4,5 cm.
Khi chịu tác dụng lực 2.103 N, lò xo bị dãn 4,5 cm.
Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm.
Khi chịu tác dụng lực 3.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm.
Câu 5:

Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

17,5 cm.
13 cm.
23 cm.
18,5 cm.
Câu 6:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.
Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.
Câu 7:

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép song song hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

100 N/m.
240 N/m.
60 N/m.
30 N/m.
Câu 8:

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

20 N/m
24 N/m
100 N/m
2400 N/m
Câu 9:

Trong phòng thí nghiệm, vật nào sau đây đang bị biến dạng kéo?

Lò xo trong lực kế ống đang đo trọng lượng của một vật.
Nút cao su đang nút lọ đựng dung dịch hóa chất.
Chiếc ốc điều chỉnh ở chân đế bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.
Bức tường.
Câu 10:

Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?

Bút bi.
Xe máy.
Điều khiển từ xa dùng pin.
Nhiệt kế thủy ngân.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: