BÀI TẬP LÝ THUYẾT

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các phát biểu sau:

(a)     Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.

(b)    Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

(c)     Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion  trong dung dịch thành Ag.

(d)    Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.

Số phát biểu đúng là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2:

Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Na, Fe, Al, Cu

B. Al, Na, Cu, Fe

C. Al, Na, Fe, Cu

D. Na, Al, Fe, Cu

Câu 3:

Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Zn, Al2O3, Al

B. Mg, Al2O3, Al

C. Fe, Al2O3, Mg

D. Mg, K, Na

Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2, Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z, sau đó dẫn luồng khí CO dư (ở nhiệt độ cao) từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Thành phần các chất trong G là

A. MgO, BaSO4, Fe, Cu

B. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3

C. MgO, Al2O3, Fe, Cu, ZnO

D. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu

Câu 5:

Cho hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm 3 muối) và chất rắn Y (gồm 3 kim loại). 3 muối trong X là:

A. Al(NO3)3, Mg(NO3)2, AgNO3

B. Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2

C. Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3

D. Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Cu(NO3)2

Câu 6:

Từ hỗn hợp (CuO, MgO, Al2O3) để điều chế Al, Mg, Cu, có thể sử dụng thêm dãy hóa chất nào dưới đây (các dụng cụ thiết bị coi như có đủ)?

A. H2SO4, NH3

B. NaOH, NH3

C. HNO3 (đặc), NaOH, CO

D. NaOH, HCl, CO2

Câu 7:

Cho hỗn hợp bột rắn gồm FeO, CuO, AgNO3, K2Cr2O7. Trộn thêm lượng dư bột Al và nung hỗn hợp trên ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn A. Cho A vào ống nghiệm B chứa lượng dư dung dịch HCI đặc, đun nóng nhẹ và khuấy đều để mọi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tiếp tục thêm từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm B, khuấy đều để mọi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng, hỗn hợp rắn thu được trong ống nghiệm B chứa tối đa bao nhiêu chất?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 8:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1)    Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ.

(2)    Dẫn khí CO qua bột CuO đun nóng.

(3)    Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy SO2.

(4)    Cho dung dịch C2H5OH vào CrO3.

(5)    Cho Fe vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng

(6)    Nung nóng dung dịch bão hòa NH4Cl và NaNO2

(7)    Điện phân CaCl2 nóng chảy

(5)    Nung Ag2S trong không khí

Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có thể thu được chất khí là:

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 9:

Thực hiện các thí nhiệm sau:

(1)   Đốt cháy bột sắt trong hơi brom.

(2)   Cho bột sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.

(3)   Cho bột sắt vào dung dịch AgNO3 dư.

(4)   Cho bột sắt vào dung dịch HNO3 dư.

(5)   Cho bột sắt vào dung dịch HCl loãng dư.

Số thí nghiệm thu được muối Fe3+  là.

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 10:

Kim loại tác dụng mạnh với H2O ở điều kiện thường là:

A. Fe

B. Mg

C. Al

D. Na

Câu 11:

Chất nào sau đây được dùng để thu gom thủy ngân rơi vãi

A. S

B. NH3

C. O2

D. Cl2

Câu 12:

Khi điện phân hỗn hợp dung dịch NaCl và CuSO4, nếu dung dịch sau khi điện phân hoà tan được NaHCO3 thì sẽ xảy trường hợp nào sau đây:

A. NaCl dư

B. NaCl dư hoặc CuSO4

C. CuSO4

D. NaCl và CuSO4 bị điện phân hết

Câu 13:

Phản ứng điện phân nóng chảy nào dưới đây bị viết sai sản phẩm?

A. Al2O3đpnc2Al+32O2

B. 2NaOHđpnc2Na+O2+H2

C. 2NaClđpnc2Na+Cl2

D. CaBr2đpnc2Ca+Br2

Câu 14:

Điều nào là không đúng trong các điều sau:

A. Điện phân dung dịch NaCl thấy pH dung dịch tăng dần

B. Điện phân dung dịch CuSO4 thấy pH dung dịch giảm dần

C. Điện phân dung dịch NaCl + CuSO4 thấy pH dung dịch không đổi

D. Điện phân dung dịch NaCl + HCl thấy pH dung dịch tăng dần (coi thể tích dung dịch khi điện phân là không đổi khi có mặt NaCl thì dùng thêm màng ngăn)

Câu 15:

Trong quá trình điện phân dung dịch KCl, quá trình nào sau đây xảy ra ở cực dương (anot)

A. ion Cl- bị oxi hóa

B. ion Cl- bị khử

C. ion K+ bị khử

D. ion K+bị oxi hóa

Câu 16:

Trong các phát biểu sau:

(1)           Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

(2)           Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

(3)           Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

(4)           Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.

(5)           Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.

(6)           Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 17:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a)     Điện phân dung dịch AlCl3.

(b)    Điện phân dung dịch CuSO4.

(c)     Điện phân nóng chảy NaCl.

(d)    Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.

(e)     Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.

(f)      Cho luồng khí NH3 qua CuO nung nóng.

Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng tạo sản phẩm có chứa kim loại là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 18:

Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế kim loại.

A. Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2+2Ag

B. Fe2O3 +COt02Fe + 3CO2

C. CaCO3 t0 CaO+CO2

D. 2Cu + O2 t0 CuO

Câu 19:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1.        Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

2.        Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

3.        Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng, có nhỏ vài giọt CuSO4.

4.        Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

5.        Để thanh thép ngoài không khí ẩm.

Số trường hợp kim loại bị ăn mòn chủ yếu theo ăn mòn điện hóa là:

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 20:

Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. Đốt cháy magiê trong không khí

B. Nhúng lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4

C. Nhúng thành sắt vào dung dịch HCl loãng

D. Đốt cháy đồng trong Cl2