BÀI TẬP LÝ THUYẾT

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cấu hình electron không đúng:

A. Cr (Z = 24): [Ar]  3d54s1

B. Cr (Z = 24): [Ar] 3d54s2

C. Cr2+:Ar 3d4

D. Cr3+:Ar 3d3

Câu 2:

Nhận xét không đúng là:

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng; Cr(III) vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; Cr(VI) có tính oxi hóa

B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính

C. Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; Cr(OH)4 có tính bazơ

D. Cr(OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân

Câu 3:

Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điểu chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

A. tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3

B. tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3

C. tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO

D. hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3

Câu 4:

Chất rắn màu lục, tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn đó là:

A. Cr2O3

B. CrO

C. Cr2O

D. Cr

Câu 5:

Một số hiện tượng sau:

   (1) Thêm (dư) NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

   (2) Thêm (dư) NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển thành màu vàng.

   (3) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại trong NaOH (dư).

   (4) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó tan lại.

Số ý đúng:

A. 1A. 1A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 6:

Al và Cr giống nhau ở điểm:

A. cùng tác dụng với HCl tạo ra muối có mức oxi hóa là +3

B. cùng tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra chất Na[M(OH)4]

C. cùng tác dụng với khí clo tạo ra muối có dạng MCl3

D. cùng bị thụ động trong dung dịch nước cường toan

Câu 7:

Cho các phản ứng

   1) M + H+ → A + B

   2) B + NaOH → D + E

   3) E + O2 + H2O → G

   4) G + NaOH → Na[M(OH)4]

M là kim loại nào sau đây

A. Fe

B. Al

C. Cr

D. B và C đúng

Câu 8:

Cho phản ứng K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. Số phân tử HCl bị oxi hóa là

A. 3

B. 6

C. 8

D. 14

Câu 9:

Phản ứng nào sau đây sai?

A. 2CrO + 2NaOH → 2NaCrO2 + H2

B. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

C. 6CrCl2 + 3Br2 → 4CrCl3 + 2CrBr3

D. Cr(OH)2 + H2SO4 → CrSO4 + 2H2O

Câu 10:

A là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy A với NaOH trong không khí thu được chất B có màu vàng dễ tan trong nước. B tác dụng với axit chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khử thành chất A. Chất C oxi hóa HCl thành khí D. Chọn phát biểu sai:

A. A là Cr2O3

B. B là Na2CrO4

C. C là Na2Cr2O7

D. D là khí H2

Câu 11:

Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng:

A. H2SO4 loãng

B. HCl

C. NaOH

D. Mg(OH)2

Câu 12:

Các chất trong dãy nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?

A. CrO3, FeO, CrCl3, Cu2O

B. Fe2O3, Cu2O, CrO, FeCl2

C. Fe2O3, Cu2O, Cr2O3, FeCl2

D. Fe3O4, Cu2O, CrO, FeCl2

Câu 13:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: CrCl2, CuCl2, NH4Cl, CrCl3 và (NH4)2SO4 chỉ cần dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch

A. NaOH

B. Ba(OH)2

C. BaCl2

D. AgNO3

Câu 14:

Cho dãy biến đổi sau:

   Cr +HCl  X +Cl2 +NaOH  +Br2/NaOH T

X, Y, Z, T là

A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7

B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4

C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4

D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7

Câu 15:

Cho Br2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

A. CrBr3

B. Na[Cr(OH)4]

C. Na2CrO4

D. Na2Cr2O7

Câu 16:

Trong các câu sau, câu nào đúng.

A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt

B. Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ

C. Trong tự nhiên, crom có ở dạng đơn chất

D. Phương pháp điều chế crom là điện phân Cr2O3

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

   (a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.

   (b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.

   (c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.

   (d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.

   (e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom (III).

Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

A. (a), (c) và (e)

B. (b), (c) và (e)

C. (a), (b) và (e)

D. (b), (d) và (e)

Câu 18:

Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

A. +2, +4, +6

B. +2, +3, +6

C. +1, +2, +4, +6

D. +3, +4, +6

Câu 19:

Cấu hình electron của ion Cr3+

A. [Ar]3d5

B. [Ar]3d4

C. [Ar]3d3

D. [Ar]3d2

Câu 20:

Có các ống nghiệm đã đánh số đựng các dung dịch sau: K2CrO4, FeSO4, H2SO4, Ba(NO3)2, AgNO3, Na3PO4. Biết rằng:

- Ống nghiệm 1 không màu. Nhỏ từ từ dung dịch trong ống nghiệm 2 vào ống nghiệm 1 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.

- Ống nghiệm 2 không màu. Nhỏ từ từ dung dịch trong ống nghiệm 3 vào ống nghiệm 2 thấy xuất hiện kết tủa trắng.

- Nhỏ từ từ dung dịch trong ống nghiệm 4 vào ống nghiệm 3 thấy xuất hiện kết tủa vàng.

- Nhỏ từ từ dung dịch trong ống nghiệm 5 vào ống nghiệm 3 thấy xuất hiện kết tủa trắng.

- Nhỏ từ từ dung dịch trong ống nghiệm 1 vào ống nghiệm 4, lắc đểu thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng.

A. Ống nghiệm 1 chắc chắn chứa AgNO3

B. Ống nghiệm 1 không thể chứa K2CrO4

C. Ống nghiệm 3 chứa AgNO3, ống nghiệm 1 chứa K2CrO4, ống nghiệm 2 chứa Ba(NO3)2

D. Cả A và B đều đúng