Bài tập Lý thuyết Hóa học Vô cơ có giải chi tiết (mức độ thông hiểu - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi cho các chất Al, FeS dung dịch HCl, dung dịch NaOH và dung dịch (NH4)2CO3 phản ứng với nhau từng đôi một thì số chất khí có thể thu được là:

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2:

Có các phát biểu sau:

(1) Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.

(2) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi bị gãy xương, làm phấn viết bảng,..

(3) SO3 khi tác dụng với nước tạo thành 2 axit.

(4) Al(OH)3 vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.

(5) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết nước trong chất lỏng.

Số phát biểu đúng là:

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 3:

Cho các chất: AgNO3; Cu(NO3)2, MgCO3, Ba(HCO3)2, NH4HNO3, NH4NO3, và Fe(NO3)2. Nếu nung các chất trên đến khối lượng không đổi trong các bình kín không có không khí, rồi cho nước vào bình, số bình có thể tạo lại chất ban đầu sau các thí nghiệm là

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 4:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2

(2) Cho Ca vào dung dịch Ba(HCO3)2

(3 Cho Ba vào dung dịch H2SO4 loãng

(4) cho H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3

(5) Cho SO2 dư vào dung dịch H2S

(6) Cho NaHCO3 vào dung dịch BaCl2

(7) Cho dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là

A. 5

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 5:

Có các nhận xét sau:

1: Khí NH3 làm xanh quì tím tẩm ướt.

2: Phân đạm là phân bón chứa Nitơ.

3: Dung dịch HNO3 đặc nóng có thể oxi hóa được FeO, Cu, CuO và Ag.

4: Khí NO2 được tạo ra khi nung nóng KNO3 (r) trên ngọn lửa đèn cồn.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 6:

Cho dung dịch NaOH loãng, dư vào dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2, và CuCl2 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được kết tủa X. Đem toàn bộ X nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn Y. Chât rắn Y gồm

A. Fe2O3, Cu

B. Fe2O3, CuO, ZnO

C. FeO, CuO, ZnO

D. FeO, CuO

Câu 7:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Fe(NO3)2toX+HClY+ZTtoX

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể là Z trong sơ đồ trên?

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(a) Nhóm IIA và các nhóm B chỉ chứa các nguyên tố kim loại.

(b) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

(c) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được dùng nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.

(d) Nếu thay ion K+ trong phèn chua bằng Na+, Ba2+ hoặc NH4+ ta được phèn nhôm.

(e) Sắt là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(f) Crom (VI) oxit tan trong dung dịch NaOH loãng dư tạo thành muối natri đicromat.

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 9:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch NaOH dư.

(2) Dung dịch HCl dư + dung dịch Na2CO3.

(3) Dung dịch NH4Cl + dung dịch NaOH đun nóng nhẹ.

(4) Dung dịch NaHCO3 + dung dịch HCl.

Số thí nghiệm tạo thành chất khí là: 

A. 3

B. 4

C. 2

D. 1

Câu 10:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl dư

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư

(c) Cho Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư

(d) Cho NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2

Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được chất rắn là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 11:

Dãy các hợp chất tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

A. Zn(OH)2, Al2O3, Na2CO3

B. Al2O3, ZnO, NaHCO3

C. AlCl3, Al2O3, Al(OH)3

D. ZnO, Zn(OH)2, NH4Cl

Câu 12:

Có 4 dung dịch riêng biệt: HCl, FeCl3, AgNO3, CuSO4. Nhúng vào dung dịch một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn hóa học là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13:

Trong các thí nghiệm sau:

1) Mg phản ứng với dung dịch HNO3 loãng.

2) Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

3) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3

4) K tác dụng với dung dịch CuSO4

5) CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2

6) Dung dịch NaHCO3tác dụng với dung dịch H2SO4loãng

7) FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng

Số thí nghiệm chắc chắn có khí thoát ra là: 

A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.

Câu 14:

Cho các chất sau: Al; Al2O3; NH2C2H4COOH; NaHCO3; AlCl3; SO2; Al(OH)3. Số chất lưỡng tính trong dãy trên là:

A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 15:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư)

2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, có màng ngăn xốp

3) Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch FeCl2

4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3

5) Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và CuSO4

Số thí nghiệm thu được đơn chất là:

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 16:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Cho Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

b) Cho dung dịch NaOH (loãng dư) vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và FeCl3.

c) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

d) Cho nước cứng tạm thời vào dung dịch NaOH

Số thí nghiệm thu được kết tủa là: 

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 17:

Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 dư theo sơ đồ hình vẽ:

 

Oxit X không thể là:

 

A. CuO.

B. Al2O3.

C. PbO

D. FeO.

Câu 18:

Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình sau:

Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?

A. NO2, Cl2, CO2, SO2.

B. NO, CO2, H2, Cl2.

C. N2O, NH3, H2, H2S.

D. N2, CO2, SO2, NH3.

Câu 19:

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho khí NH3 tác dụng với CuO nung nóng

(2) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH

(3) Cho CrO3 tác dụng với NH3

(4) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 20:

Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X, nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y, cho tinh thể MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc đun nóng tạo thành khí Z. Các khí X, Y, Z lần lượt là:

A. H2, NO2 và Cl2

B. H2, O2 và Cl2

C. Cl2, O2 và H2S

D. SO2, O2, Cl2

Câu 21:

Trong các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2

(2) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3

(3) Cho Mg vào dung dịch NaHSO4

(4) Cho Na vào dung dịch CuSO4

Số thí nghiệm vừa có khí bay ra và kết tủa là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

(1) Để một miếng gang (hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.

(2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam).

(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.

(4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.

(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 23:

Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3

(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng

(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(e) Đốt FeS2 trong không khí

(g) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Câu 25:

Cho các phản ứng sau:

(1) FeS + X1 → X2↑ + X3

(2) X2 + CuSO4 → X4 ↓ (đen) + X5

(3) X2 + X6 → X7↓ (vàng) + X8

(4) X3 + X9 → X10

(5) X10 + HI → X3 + X1 + X11

(6) X1 + X12 → X9 + X8 + MnCl2

Các chất X4, X7, X10 và X12 lần lượt là

A. CuO, CdS, FeCl2, MnO2

B. CuS, S, FeCl2, KMnO4

C. CuS, CdS, FeCl3, MnO2

D. CuS, S, FeCl3, MnO2

Câu 26:

Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng dư), thấy thoát ra khí không màu, đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là

A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2

B. FeCl2 và AgNO3

C. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2

D. Na2COvà BaCl2

Câu 27:

Cho các phản ứng sau:

(1) Cu+H2SO4 đặc

(2) Cu(OH)2+glucozo

(3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH

(4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl

(5) Cu+HNO3 đặc

(6) CH3COOH + NaOH

(7) AgNO3 + FeCl3

(8) Al + Cr2(SO4)3

Số phản ứng xảy ra là?

A. 7

B. 5

C. 8

D. 6

Câu 28:

Cho sơ đồ phản ứng sau: X + Y → Na2SO4 + H2O.

Với X là hợp chất chứa một nguyên tử lưu huỳnh, Y là hợp chất không chứa lưu huỳnh. Phản ứng xảy ra trong sơ đồ trên không phải là phản ứng oxi hóa khử. Số cặp chất X và Y thỏa mãn sơ đồ trên là

A. 3

B. 1

C. 2

D. 5

Câu 29:

Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, FeCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch

(1)

(2)

 

(5)

(1)

 

Khí thoát ra

Có kết tủa

 

(2)

Khí thoát ra

 

Có kết tủa

Có kết tủa

(4)

Có kết tủa

Có kết tủa

 

 

(5)

 

Có kết tủa

 

 

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là:

A. H2SO4, FeCl2, BaCl2.

B. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

C. H2SO4, NaOH, FeCl2.

D. Na2CO3, FeCl2, BaCl2.

Câu 30:

Trong phòng thí nghiệm, khí Z (làm mất màu dung dịch thuốc tím) được điều chế từ chất rắn X, dung dịch Y đặc, đun nóng và thu vào bình tam giác bằng phương pháp đẩy không khí như hình vẽ sau:

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. Fe, H2SO4, H2.

B. Cu, H2SO4, SO2.

C. CaCO3, HCl, CO2.

D. NaOH, NH4Cl, NH3.