Bài tập Lý thuyết Hóa học Vô cơ có giải chi tiết ( mức độ thông hiểu p4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch 

A. KNO3.

B. Na2CO3.

C. NaNO3.

D. HNO3.

Câu 2:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozo, glucozo, anilin, etylamin.

B. Saccarozo, anilin, glucozo, etylamin

C. Anilin, etylamin, saccarozo, glucozo.

D. Etylamin, glucozo, saccarozo, anilin

Câu 3:

Có các chất rắn: BaCO3, Fe(NO3)2, FeS, Ag2S, NaNO3 và các dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Nếu cho lần lượt từng chất rắn vào từng dung dịch thì bao nhiêu trường hợp có phản ứng xảy ra?

A. 7

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 4:

Cho dãy các chất sau: CrCl3, (NH4)2CO3, Al2(SO4)3, Ca(HCO3)2, KCl, FeCl2, NH4NO3, KHCO3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 5:

Có các phát biểu sau:

(1) S, P, C, C2H5OH đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

(2) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.

(3) Ion Fe2+ có cấu hình electron là: [Ne] 3d6.

(4) Công thức của phèn chua là K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O.

(5) Điện phân dung dịch AgNO3 thu được O2 ở anot.

Số phát biểu sai là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 6:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm là kim loại lưỡng tính.

(2) Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách đun nóng hỗn hợp quặng photphoric,cát và than cốc ở 12000C trong lò điện.

(3) Crom(III) oxit và crom (III) hidroxit đều là chất có tính lưỡng tính.

(4) Khí CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(5 ) Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.

(6) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Số phát biểu đúng là:

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhôm là kim loại lưỡng tính. là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

(2) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước ở nhiệt thường.

(3) Quặng boxit có thành phần chính là Al2O3.2H2O.

(4) Nhôm là kim loại màu trắng, nhẹ, có nhiều ứng dụng quan trọng.

(5) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion cation Ca2+ , Mg2+.

(6) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là:

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 8:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho thanh nhôm vào dung dịch HNO3 đặc ở nhiệt độ thường.

(b) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch NaOH.

(c) Cho SiO2 vào dung dịch HF.

(d) Cho NaOH vào dung dịch NaHCO3.

(e) Sục khí NH3 vào dung dịch CuSO4.

(f) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH.

Số thí nghiệm không xảy ra phản ứng hóa học là

A. 2.

B. 3.

 

C. 5.

D. 4.

 

Câu 9:

Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên dưới:

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng? Cu2+

A. Thí nghiệm trên mô tả cho quá trình ăn mòn điện hóa học.

B. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro thoát ra ở phía thanh Zn

C. Thanh Zn bị tan dần và khí hiđro chỉ thoát ra ở phía thanh Zn.

D. Thanh Zn là cực âm và thanh Cu là cực dương của pin điện.

Câu 10:

Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Cho dãy các chất KMnO4, Cl2, NaClO, Na2CO3, NaCl, Ag, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là :

A. 5

B. 6

C. 7

D. 4

Câu 11:

Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

Câu 12:

Tiến hành các thí nghiệm sau

(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch K2SiO3

(2) Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2

(3) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(4) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3

(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2

(6) Cho Cu tác dụng với dung dịch FeCl3

 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 13:

Tròng phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau:

Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. 3Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

B. NH4Cl + NaOH to NaCl + NH3↑ + H2O

C. 2Fe + 6H2SO4 ( đặc) t0 Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Câu 14:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Na vào dung dịch FeCl3.                           (2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2.

(3) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.                     (4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm thu được Fe sau phản ứng là:

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 15:

Khi tiến hành thí nghiệm cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, để khử bỏ khí NO2 thoát ra người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây lên miệng ống nghiệm?

A. Dung dịch Na2CO3.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch HCl.

D. Dung dịch NaCl.

Câu 16:

Cho hình vẽ mô tả một thí nghiệm như sau:

Khí X trong thí nghiệm trên là khí nào dưới đây?

A. Sunfurơ.

B. Metan.

C. Hiđro clorua.

D. Amoniac.

Câu 17:

Có 4 dung dịch riêng biệt: FeCl2, ZnCl2, NaCl, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư vào mỗi dung dịch trên thì số dung dịch cho kết tủa sau thí nghiệm là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 18:

Cho từ từ dung dịch Na2CO3 lần lượt vào các dung dịch sau: Ba(HCO3)2; NaHSO4; Ba(OH)2; AlCl3; HCl; FeCl3. Số phản ứng tạo ra chất khí là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Câu 19:

Cho các phản ứng sau:

(a) Mg + CO2 to

(b) Si + dung dịch NaOH →

(c) FeO + CO to

(d) O3 + Ag →

(e) Cu(NO3)to

Số phản ứng sinh ra đơn chất là

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 20:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

(1) Dung dịch HCl đặc

(2) MnO2

(3) ?

(4) ?

(5) Khí Cl2 khô

(6) Bông tẩm dung dịch NaOH

 

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (3) và bình (4) lần lượt đựng hóa chất nào sau đây?

A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl bão hòa.

B. Dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc.

C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.

D. Dung dịch NaHCO3 và dung dịch H2SOđặc.

Câu 21:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch MgCl2 vào dung dịch Na2SO4.

(b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3.

(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 22:

Các ion đơn nguyên tử: X+ và Y2- có cấu hình eletron là [Ar]. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Bán kính của X+ nhỏ hơn bán kính của Y2-.

B. Hợp chất chứa X đều tan tốt trong nước.

C. Trong hợp chất, Y chỉ có một mức hóa trị duy nhất là -2.

D. Số hiệu nguyên tử của X lớn hơn Y.

Câu 23:

Cho các phát biểu sau:

(a) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước.

(b) Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là quặng boxit.

(c ) Trong tự nhiên, kim loại nhôm chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.

(d) Thép có hàm lượng Fe cao hơn gang.

(e) Sắt là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(f) Nhôm bị thụ động hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3

C. 4.

D. 5.

Câu 24:

Khi điện phân dung dịch CuCl2 để điều chế kim loại Cu, quá trình xảy ra ở catot (cực âm) là

A. Cu2+ + 2e → Cu.

B. Cu → Cu2+ + 2e.

C. Cl2 + 2e → 2Cl-.

D. 2Cl- → Cl2 + 2e.

Câu 25:

Nung hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 có tỷ lệ khối lương 1: 1, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần các chất trong Y là

A. Al2O3, Fe và Fe3O4.

B. Al2O3 và Fe.

C. Al2O3, FeO và Al.

D. Al2O3, Fe và Al.