Bài tập Lý thuyết Hóa học Vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng, vận dụng cao)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Có bốn dung dịch riêng biệt đánh số : (1) H2SO4 1M ; (2) HCl 1M ; (3) KNO3 1M và (4) HNO3 1M. Lấy 3 trong 4 dung dịch trên có cùng thể tích trộn với nhau, rồi thêm bột Cu dư vào, đun nhẹ thu được V lit khí NO (dktc). Hỏi trộn với tổ hợp nào sau đây thì thể tích khí NO là lớn nhất ?

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2), (3)

C. (1), (2) và (4)

D. (2), (3) và (4)

Câu 2:

Cho các dung dịch sau: Ba(HCO3)2, NaOH, AlCl3, KHSO4 được đánh số ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành các thí nghiệm sau:

Hóa chất

X

Y

Z

T

Quỳ tím

Xanh

Đỏ

Xanh

Đỏ

Dung dịch HCl

Khí bay ra

Đồng nhất

Đồng nhất

Đồng nhất

Dung dịch Ba(OH)2

Kết tủa trắng

Kết tủa trắng

Đồng nhất

Kết tủa trắng, sau tan

Dung dịch chất Y là

A. AlCl3.

B. KHSO4.

C. Ba(HCO3)2.

D. NaOH.

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(a) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục.

(b) Amophot thuộc loại phân hỗn hợp.

(c) Dung dịch kali đicromat có màu vàng.

(d) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất.

(e) Thạch cao nung được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương.

(g) Xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 7.

C. 5.

D. 6.

Câu 4:

Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào nước cứng vĩnh cửu thấy có kết tủa màu trắng.

B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.

C. Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3 thấy có bọt khí thoát ra.

D. Cho bột Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3 thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang xanh.

Câu 5:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH.

b) Cho phân đạm ure vào dung dịch Ba(OH)2 nóng.

c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

d) Cho P vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

e) Cho Al4C3 vào nước.

Số thí nghiệm có khí thoát ra là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 6:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

(b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 7:

Cho hỗn hợp bột chứa các chất rắn có cùng số mol BaCl2, NaHSO4 và Fe(OH)2 vào lượng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Nhận định nào sau đây là sai

A. Cho dung dịch NaNO3 vào X thấy thoát ra khí NO

B. Rắn Z chứa Fe2O3 và BaSO4

C. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được hai loại kết tủa

D. Cho dung dịch Na2CO3 vào X, thu được kết tủa

Câu 8:

Cho các phát biểu sau :

(1) Bột nhôm dùng điều chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray

(2) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit

(3) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm

(4) Thạch cao nung thường dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng

(5) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sau bọ có hại cho thực vât

(6) CuSO4 khan đượng dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng

(7) Kim loại Xesi dùng chế tạo tế bào quang điện

(8) Crom được dùng để sản xuất thép có độ cứng cao và chống gỉ

Số phát biểu đúng là

A. 7

B. 6

C. 8

D. 9

Câu 9:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.

(b) Cho a mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 5a mol H2SO4 loãng.

(c) Cho khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 dư ( phản ứng thu được chất khử duy nhất là khí NO).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa 2 muối là:

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10:

Có sáu dung dịch đựng riêng biệt trong sáu ống nghiệm không dán nhãn: K2CO3, FeCl3, Zn(NO3)2, NaHSO4, NaCl, CrCl3. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch Ba(OH)2 thì nhận biết được tối đa bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch trong số các dung dịch trên?

A. 5.

B. 6.

C. 3.

D. 4.

Câu 11:

Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:

(a) Al và Na (1:2) vào nước dư.

(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư.

(c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư.

(d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư.

(e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư.

(f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư.

Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:

A. 6.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 12:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhiệt phân Fe(NO3)2.

(2) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH.

(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.

(4) Đốt cháy HgS bằng O2.

(5) Cho Mg dư tác dụng với dung dịch FeCl3.

Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.

Câu 13:

Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch

A. HCl.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. HNO3.

Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng ( dư),thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, KNO3, KMnO4, BaCl2, Cl2, Al, NaCl, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là

A. 8.

B. 6.

C. 7.

D. 5.

Câu 15:

Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Dung dịch I2

Có màu xanh tím

Y

Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Có màu tím

Z

Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

T

Nước Br2

Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozo, anilin.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozo.

C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozo, anilin.

D. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozo.

Câu 16:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

(b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu dược dung dịch chứa hai muối là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 17:

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân vinyl axetat bằng NaOH đun nóng, thu được natri axetat và fomanđehit.

(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

(c) Ở điều kiện thương, anilin là chất khí.

(d) Xenlulozo thuộc loại polisaccarit.

(e) Thủy phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các α-amino axit.

(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.

Số phát biểu đúng

A. 2

B. 5.

C. 3.

D. 4.

Câu 18:

Tiến hành thí nghiệm sau :

a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3

b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1

c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1

d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư

e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2

g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)

Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 19:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho từ từ đến dư dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch NaOH.

(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Cho Ba vào dung dịch Na2CO3.

(d) Dẫn khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(e) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl3 dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.