Bài tập nâng cao về muối của amino axit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất E (C2H6N2O5) là muối của amino axit với một axit vô cơ. Cho 2,76 gam E tác dụng hoàn toàn với 50 mL dung dịch NaOH 1M; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 3,64

B. 4,04

C. 4,44

D. 3,72

Câu 2:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O, CH4O. Chất Y là muối natri của α-amino axit Z (mạch hở và không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của X phù hợp là 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3:

Chất hữu cơ mạch hở X có công thức C8H15O4N. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dd NaOH, thu được (m + 1) gam muối Y của amino axit và hỗn hợp Z gồm hai ancol. Giá trị của m là

A. 15,75

B. 7,27

C. 94,50

D. 47,25

Câu 4:

Chất X (C3H10N2O2) là muối của amino axit. Đun nóng 2,12 gam X với 60 mL dung dịch NaOH 1M tới phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch Y và có một chất hữu cơ bay ra. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 2,92

B. 4,34

C. 3,18

D. 3,54

Câu 5:

Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C3H10N2O2.

Cho 6,36 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin, đồng thời bay ra 1,30 gam hỗn hợp hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ lệ a : b tương ứng là

A. 1 : 2

B. 1 : 1

C. 2 : 1

D. 5 : 1

Câu 6:

Cho hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C10H25N3O6 tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp (H) chứa 3 muối khan (trong đó có muối kali của lysin) và 5,27 gam một khí hữu cơ duy nhất. Khối lượng (gam) muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn có giá trị gần nhất với

A. 31

B. 17

C. 14

D. 35

Câu 7:

Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O2) và chất Y (C2H8N2O3); trong đó, X là muối của một amino axit, Y là muối của một axit vô cơ.

Cho 3,20 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,03 mol hai khí (đều là hợp chất hữu cơ đơn chức) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 2,67

B. 3,64

C. 3,12

D. 2,79

Câu 8:

Cho hỗn hợp E gồm chất X (C7H17N3O7) và chất Y (C2H8N2O3) tác dụng vừa đủ 250 ml với dung dịch KOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol đơn chức T; hai amin no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng có tỷ khối so với H2 bằng 20,1667 và rắn Z gồm hai muối (trong đó có muối của aminoaxit). Biết rằng ancol T có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng giữa các chất vô cơ. Khối lượng muối aminoaxit trong rắn Z là

A. 22,3 gam 

B. 18,5 gam 

C. 22,5 gam 

D. 19,1 gam 

Câu 9:

Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của a–amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ trong T

A. 25,5%. 

B. 74,5%. 

C. 66,2%. 

D. 33,8%. 

Câu 10:

Cho hỗn hợp E gồm 0,1 mol X (C5H11O4N) và 0,15 mol Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một αα-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong G là

A. 24,57%. 

B. 54,13%. 

C. 52,89%. 

D. 25,53%. 

Câu 11:

Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử . Giá trị của m là

A. 55,44

B. 93,83

C. 51,48

D. 58,52

Câu 12:

Hỗn hợp X chứa chất A (C5H16O3N2) và chất B (C4H12O4N2) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm 2 muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 amino, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với H2 bằng 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là

A. 3,18

B. 4,24

C. 5,36

D. 8,04

Câu 13:

Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một ancol đơn chức, hai amin no (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa ba muối khan có cùng số nguyên tử cacbon (trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic và muối của một amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là

A. 19,2 gam

B. 18,8 gam

C. 14,8 gam

D. 22,2 gam

Câu 14:

Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 83

B. 88

C. 96

D. 75