Bài tập phản ứng tráng bạc của monosaccarit

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 0,9 gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 1,08

B. 1,62

C. 0,54

D. 2,16

Câu 2:

Cho 13,00 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (hiệu suất phản ứng tráng bạc đạt 80%), khối lượng kết tủa bạc (gam) thu được là

A. 7,80

B. 6,24

C. 15,60

D. 12,48

Câu 3:

Đun nóng dung dịch chứa 21,60 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư), khối lượng Ag thu được là

A. 21,60 gam

B. 32,40 gam

C. 25,92 gam

D. 16,20 gam

Câu 4:

Đun nóng 40,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3 trong môi trường NH3 dư, thu được 9,72 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

A. 15%. 

B. 24%. 

C. 20%. 

D. 40%.

Câu 5:

Cho thực hiện phản ứng tráng bạc hoàn toàn 1,53 gam dung dịch truyền huyết thanh glucozo thu được 0,0918 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch truyền huyết thanh trên là:

A. 7,65%

B. 5%

C. 3,5%

D. 2,5%

Câu 6:

Cho 50 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,20M

B. 0,10M

C. 0,01M

D. 0,02M

Câu 7:

Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị m là.

A. 32,4.

B. 48,6. 

C. 64,8.

D. 24,3.

Câu 8:

Cho m gam fructozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của m là

A. 7,2

A. 7,2

C. 3,6

D. 2,4

Câu 9:

Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3  thì thu được 16,2 gam Ag. Giá trị của m là (biết hiệu suất phản ứng, H = 75%):

A. 21,6

B. 18

C. 10,125

D. 10,8

Câu 10:

Cho m gam glucozơ tráng bạc hoàn toàn được 32,4 gam Ag. Hiệu suất phản ứng 100%. Giá trị m bằng

A. 16,2

B. 18,0

C. 13,5

D. 27,0

Câu 11:

Cho m gam dung dịch glucozơ 20% tráng bạc, phản ứng hoàn toàn sinh ra 64,8 gam bạc. Giá trị của m là

A. 270 gam

B. 135 gam

C. 54 gam

D. 108 gam

Câu 12:

Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 43,2 gam Ag. Nếu lên men rượu hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho toàn bộ khí CO2 tạo thành vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là

A. 20 gam

B. 40 gam

C. 80 gam

D. 60 gam

Câu 13:

Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 21,6 gam; 68,0 gam.

B. 43,2 gam; 34,0 gam.

C. 43,2 gam; 68,0 gam.

D. 21,6 gam; 34 gam

Câu 14:

Cho 7,2 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, đun nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 3,24.

B. 2,16.

C. 4,32.

D. 8,64.

Câu 15:

Hỗn hợp X gồm etyl axetat và glucozơ. Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 44,8 lít oxi ( đktc), sau phản ứng thu được 83,6 gam CO2. Nếu cho m gam X nói trên tráng bạc hoàn toàn th́ì lượng Ag thu được là

A. 75,6g

B. 54g

C. 43,2g

D.  27g

Câu 16:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ (có tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước, thu được dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng, thu được tối đa 6,48 gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,44

B. 15,66

C. 5,22

D. 20,88

Câu 17:

Hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ cùng số mol được đun nóng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 3 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi mới cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thì lượng Ag tối đa có thể thu được là

A. 9,0 gam

B. 6,0 gam

C. 4,5 gam

D. 3,0 gam

Câu 18:

Chia m gam glucozơ thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1. Đem thực hiện phản ứng tráng bạc thu được 27 gam Ag

Phần 2. Cho lên men thu được V ml rượu (d rượu = 0,8 g/ml)

Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn thì V có giá trị là :

A. 28,75

B. 7,1875

C. 14,357

D. 14,375