Bài tập Phương pháp quy đổi trong hóa học cực hay có giải chi tiết (P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:

A. 100 ml

B. 150 ml

C. 200 ml. 

D. 250 ml.

Câu 2:

Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng của mỗi chất trong X là:

A. 55,83% và 44,17%.

B. 58,53% và 41,47%.

C. 53,58% và 46,42%.

D. 52,59% và 47,41%

Câu 3:

Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit (đều chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm -COOH) có mạch C không phân nhánh, đồng đẳng liên tiếp nhau. Cho 16,4 gam X tác dụng với 220 ml dung dịch HCl 1M (lấy dư) được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần 140 ml dung dịch NaOH 3M. Công thức cấu tạo của 2 aminoaxit là:

A. H2N-CH2-CH2-COOH và H2N-(CH2)3-COOH.

B. H2N-(CH2)3-COOH và H2N-(CH2)4-COOH.

C. H2N-CH2-COOH và H2N-CH2-CH2-COOH.

D. H2N-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)5-COOH.

Câu 4:

Cho m gam một α- aminoaxit tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH thu được dung dịch A. Để tác dụng hết vi các chất trong dung dịch A cần 0,4 mol HCl. Công thức cấu tạo của α - aminoaxit đã cho là:

A. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH.

B. CH3-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.

C. CH3-CH(NH2)-COOH.

D.  CH3-(CH2)3-CH(NH2)-COOH.

Câu 5:

Cho 15 gam axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Để phản ứng hoàn toàn với các chất tan trong X cần 160 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:

A. 31,1 g.

B. 19,4 g.

C. 26,7 g.

D. 11,7g.

Câu 6:

Cho 169 gam oleum vào 200 gam dung dịch H2SO4 49,6% ta được dung dịch mới có nồng độ 80%. Công thức của oleum là:

A. H2SO4.2SO3.

B. H2SO4.4SO3.

C.  H2SO4.5SO3.

D.  H2SO4.3SO3.

Câu 7:

Hấp thụ m gam SO3 vào 100 gam dung dịch H2SO4 96,4% thu được 1 loại oleum có phần trăm khối lượng SO3 là 40,82%. Giá trị của m là:

A.  104. 

B.  80.

C.  96.  

D.   98.

Câu 8:

Hỗn hợp khí SO2 và O2 có ti khối so vói CH4 bằng 3. Cần bao nhiêu lít O2 vào 201 hỗn hợp khí đó để cho tỉ khối với CH4 bằng 2,5

A. 10. 

B.  20. 

C. 30. 

D.  40.

Câu 9:

Hòa tan hết 2,72 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS, Cu trong 500ml dung dịch HNO3 1M, Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,07 mol một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66 gam kết tủa. Mặt khác dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất là NO. Giá trị của m là:

A. 5,92.

B. 4,96.

C. 9,76.

D. 9,12.

Câu 10:

Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 137,1.

B. 151,5.

C. 97,5.

D. 108,9.

Câu 11:

Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (ở đktc). Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là:

A. 65,00%.

B. 46,15%.

C. 35,00%.

D. 53,85%.

Câu 12:

Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thoát ra 4,48 lít khi SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm NH3 dư vào Y thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị m là

A.16,8.

B. 17,75.

C. 25,675.

D. 34,55.

Câu 13:

Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 49,09.

B. 34,36.

C. 35,50.

D. 38,72.