Bài tập Polime có lời giải chi tiết (mức độ nhận biết - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Amilozơ.

B. Xenlulozơ.

C. Amilopectin.

D. Polietilen.

Câu 2:

Polime X được sinh ra bằng cách trùng hợp CH2=CH2. Tên gọi của X là

A. tơ olon.

B. poli( vinyl clorua).

C. polietilen.

D. tơ nilon- 6.

Câu 3:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. Polietilen.

B. nilon-6,6.

C. polisaccarit.

D. protein.

Câu 4:

Quá trình kết hợp nhiều phân tử (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( thí dụ H2O) được gọi phản ứng

A. Trùng hợp

B. Xà phòng hóa

C. Trùng ngưng

D. Thủy phân

Câu 5:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

A. PVC

B. Teflon

C. Thủy tinh hữu cơ

D. Tơ nilon -6,6

Câu 6:

Polime nào sau đây chứa nguyên tố nito :

A. Sợi bông

B. PVC

C. PE

D. Nilon – 6

Câu 7:

Loại tơ nào thường dùng để dệt vải, may quần áo ấm hoặc bện thành sợi len đan áo rét ?

A. Tơ nitron.

B. Tơ capron.

C. Tơ nilon – 6,6.

D. Tơ lapsan.

Câu 8:

Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:

A. CH3-COO-C(CH3)=CH2.

B. CH2=CH-CH=CH2.

C. CH3-COO-CH=CH2.

D. H2=C(CH3)-COOCH3.

Câu 9:

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:

A. Polietilen

B. Poli(vinyl clorua)

C. Amilopectin

D. Nhựa bakelit

Câu 10:

Cặp chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. Phenol và fomandehi

B. Buta-1,3-đien và striren

C. Axit ađipic và hexametylen điamin

D. Axitterephtalic và etylen glicol

Câu 11:

Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng hiđro ?

A. Polivinylclorua.

B. Cao su buna.

C. Polipropen.

D. nilon -6,6

Câu 12:

Polime nào sau đây được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng ?

A. Sợi olon

B. Sợi lapsan

C. Nhựa poli(vinyl – clorua)

D. cao su buna

Câu 13:

Polime nào sau đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit?

A. Glicogen

B. Amilozo

C. Cao su lưu hóa

D. Xenlulozo

Câu 14:

Chất nào sau đây trùng hợp tạo PVC?

A. CHCl=CHCl

B. CH2=CH2

C. CH2=CHCl

D. . CH≡CH

Câu 15:

Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ, tơ olon, tơ lapsan, poli (vinyl axetat), poli etilen, tơ capron, cao su buna – S, tơ nilon 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp (hoặc đồng trùng hợp) là

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 16:

Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp?

A. Nilon-6,6

B. Cao su buna-S

C. PVC

D. PE

Câu 17:

Polime nào say đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Tơ nitron

B. Poli (etylen-terephtalat)

C. Tơ nilon -7

D. Tơ nilon - 6,6

Câu 18:

Loại polime nào sau đây khí đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?

A. Polietilen.

B. Tơ olon.

C. Nilon-6,6

D. Tơ tằm.

Câu 19:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. poli(metyl metacrylat)

B. poli(vinyl clorua)

C. nilon – 6,6

D. polietilen

Câu 20:

Tơ lapsan là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa :

A. axit terephalic và etilen glicol

B. axit terephalic và hexametylen diamin

C. axit caproic và vinyl xianua

D. axit adipic và etilen glicol