Bài tập Polime có lời giải chi tiết (mức độ thông hiểu, vận dụng - P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt nhưng không bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm
B. phân biệt tơ nhân tạo và tơ tằm bằng cách đốt, tơ tằm cho mùi khét giống mùi tóc cháy
C. Tinh bột và xenlulozo đều là polisaccarit nhưng xenlulozo có thể kéo thành sợi còn tinh bột thì không
D. Các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử và lực liên kết phân tử lớn
Trong các polime sau : polietilen, poli vinyl colrua, nilon - 6,6 ; tơ nitron, cao su buna S, poli phenol- fomandehit, tơ visco, poli metyl metacrylat. Số polime được điều chế từ phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?
A. Tơ visco
B. Tơ nilon-6,6
C. Tơ nitron
D. Tơ tằm
Trùng hợp acrinitrin (CH2=CH-CN) thu được polime được sử dụng để làm
A. Tơ capron
B. Tơ lapsan
C. Tơ visco
D. Tơ nitron
Có các chất sau: keo dán ure-fomandehit, tơ lapsan, tơ nilon-6,6; protein; sợi bông, amoni axetat, nhựa novolac, tơ nitron. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất trong phân tử chúng có chứa nhóm –NH-CO-?
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Đa số các polime dễ hòa tan trong các dung môi thông thường
B. Đa số các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Các polime đều bền vững dưới tác động của axit, bazơ
D. Các polime dễ bay hơi
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Cao su thiên nhiên.
B. Polipropilen.
C. Amilopectin.
D. Amilozơ
Trong các polime sau: (1) poli ( metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon – 7; poli ( etylen- terephtalat); (5) nilon- 6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (4), (5).
D. (1), (3), (5).
Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ tằm.
B. Tơ nilon-6,6.
C. Tơ nitron.
D. Tơ visco.
Tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. Tơ capron.
B. Tơ visco.
C. Tơ nilon – 6,6.
D. Tơ tằm.
Cho sơ đồ sau:
Vậy M là:
A. polietilen.
B. polibutađien.
C. poli ( vinyl clorua).
D. poliisopren.
Trong số các loại tơ sau: (1) tơ tằm; (2) tơ visco; (3) tơ nilon-6,6; (4) tơ xenlulozo axetat; (5) tơ capron; (6) tơ enan. Số tơ nhân tạo là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Hợp chất hữu cơ X có CTPT là C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon - 6,6. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Tơ lapsan thuộc loại tơ
A. poliamit.
B. Vinylic.
C. polieste.
D. poliete.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đun nóng cao su với lưu huỳnh thu được cao su buna.
B. Đun nóng phenol với anđehit fomic thu được tơ PPF.
C. Tơ teflon là poliamit.
D. Tơ nhân tạo visco được điều chế từ xenlulozo.