Bài tập thủy phân chất béo P.2

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thủy phân hoàn toàn 89 gam chất béo bằng dung dịch NaOH để điều chế xà phòng thu được 9,2 gam glixerol. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng thu được là? 

A. 153 gam 

B. 58,92 gam 

C. 55,08 gam 

D. 91,8 gam 

Câu 2:

Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 16,68 gam

B. 17,80 gam

C. 18,24 gam

D. 18,38 gam

Câu 3:

Xà phòng hóa hoàn toàn 35,6 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

A. 38,24

B. 36,72

C. 38,08

D. 29,36

Câu 4:

Xà phòng hóa hoàn toàn 27,34 gam chất béo cần vừa đủ 0,09 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là: 

A. 24,10 gam

B. 22,66 gam

C. 29,62 gam

D. 28,18 gam

Câu 5:

Cho 89 gam chất béo (R-COO)3C3H5 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2 M thì thu được bao nhiêu gam xà phòng và bao nhiêu gam glixerol? 

A. 61,5 gam xà phòng và 18,5 gam glixerol. 

B. 91,8 gam xà phòng và 9,2 gam glixerol.

C. 85 gam xà phòng và 15 gam glixerol

D. không xác định được vì chưa biết gốc R

Câu 6:

Xà phòng hoá hoàn toàn 0,01 mol este E (có khối lượng 8,9 gam) cần dùng vừa đủ lượng NaOH có trong 300 ml dung dịch NaOH 0,1 M thu được một rượu và 9,18 gam muối của một axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Công thức của E

A. C3H5(OOCC17H35)

B. C3H5(OOCC17H33)3 

C. C3H5(OOCC17H31)3

D. C3H5(OOCC15H31)3 

Câu 7:

Xà phòng hoá hoàn toàn 160 gam hỗn hợp Y gồm chất béo và axit béo cần vừa đủ dung dịch chứa 24,8 gam NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam glixerol và 166,04 gam muối khan. Giá trị của m là 

A. 18,4

B. 9,2

C. 13,8

D. 23,0

Câu 8:

Một loại dầu thực vật T gồm chất béo và axit béo. Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam T cần vừa đủ dung dịch chứa 14 gam KOH, thu được 76,46 gam muối. Tỉ lệ số mol giữa chất béo và axit béo trong T tương ứng là

A. 10 : 1. 

B. 12 : 1. 

C. 6 : 1. 

D. 8: 1. 

Câu 9:

Một loại mỡ động vật E gồm chất béo và axit béo. Xà phòng hoá hoàn toàn 200 gam E cần vừa đủ 310 gam dung dịch KOH 14%, thu được 219,95 gam muối. Tỉ lệ số mol giữa chất béo và axit béo trong E tương ứng là 

A. 6 : 1

B. 8 : 1

C. 10 : 1

D. 12: 1

Câu 10:

Xà phòng hóa hoàn toàn 17,00 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là 

A. 17,80 gam

B. 17,56 gam

C. 18,38 gam

D. 16,68 gam

Câu 11:

Xà phòng hóa hoàn toàn 13,7 gam một loại chất béo trung tính cần vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 0,1M. Khối lượng muối natri thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là:

A. 14,12 g 

B. 17,80 g 

C. 16,64 g 

D. 16,88 g 

Câu 12:

Đun dung dịch chứa 10 gam NaOH vào 20 gam chất béo trung tính, sau khi phản ứng kết thúc, lấy 1/10 dung dịch thu được đem trung hòa bằng dung dịch HCl 0,2M thấy tốn hết 95 ml dung dịch axit. Khối lượng xà phòng thu được là 

A. 21,86 

B. 30 

C. 26,18 

D. 28,16 

Câu 13:

Đun nóng 15 gam chất béo trung tính với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Phải dùng 50 ml dung dịch H2SO4 1M để trung hòa NaOH dư. Khối lượng xà phòng (chứa 70% khối lượng muối natri của axit béo) thu được từ 2 tấn chất béo trên là

A. 2062 kg

B. 2266 kg

C. 2946 kg

D. 3238 kg

Câu 14:

Cho m gam một triglixerit X vào một lượng vừa đủ 24 gam dung dịch NaOH 10%, đun nóng thu được 17,2 gam xà phòng. %mO trong X là 

A. 5,77% 

B. 11,54% 

C. 5,594% 

D. 11,19% 

Câu 15:

Xà phòng hoá hoàn toàn 500kg một loại chất béo cần m (kg) dung dịch NaOH 16%, sau phản ứng thu được 506,625kg xà phòng và 17,25kg glixerol. Giá trị của m là

A. 400

B. 140,625

C. 149,2187

D. 156,25

Câu 16:

Một loại chất béo có chứa 89% tristearin và 11% axit stearic (theo khối lượng). Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo đó bằng dung dịch NaOH (phản ứng vừa đủ), sau phản ứng thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là 

A. 124,56 

B. 102,25 

C. 108,48 

D. 103,65 

Câu 17:

Một loại mỡ chứa 70% triolein và 30% tristearin về khối lượng. Khối lượng xà phòng thu được khi xà phòng hoá hoàn toàn 100 kg chất mỡ đó bằng NaOH là 

A. 90,8 kg

B. 68 kg

C. 103,16 kg

D. 110,5 kg

Câu 18:

Một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin, 40% tristearin. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam mỡ trên bằng NaOH thu được 138 gam glixerol. Giá trị của m là 

A. 1209

B. 1304,27

C. 1326

D. 1335

Câu 19:

Một loại mỡ chứa 50% olein, 30% panmitin và 20% stearin. Tính khối lượng xà phòng 72% điều chế được từ 100 kg loại mỡ trên?

A. 143,41 kg

B. 73,34 kg

C. 146,68 kg

D. 103,26 kg

Câu 20:

Một loại mỡ động vật chứa 20% tristearin, 30% panmitin và 50% olein. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%?

A. 929,297 kg  

B. 1032,552 kg 

C. 1147,28 kg 

D. 836,367 kg 

Câu 21:

Một loại lipit có thành phần và % số mol tương ứng: 50,0 % triolein; 30,0 % tripanmitin và 20,0 % tristearin. Xà phòng hóa m gam lipit trên thu được 138 gam glixerol. Vậy giá trị của m là 

A. 1302,5 gam

B. 1292,7 gam

C. 1225,0 gam

D. 1305,2 gam

Câu 22:

Hỗn hợp Y gồm axit oleic và triolein có số mol bằng nhau. Để xà phòng hóa hoàn toàn 0,2 mol Y cần vừa đủ m gam dung dịch KOH 8%, đun nóng. Giá trị của m là 

A. 140

B. 280

C. 105

D. 175

Câu 23:

Đun nóng 51,6 gam một loại dầu thực vật (giả thiết chỉ chứa chất béo) với 180 mL dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng hoàn toàn, toàn bộ lượng muối tạo thành có thể sản xuất được m gam xà phòng thơm. Biết muối của các axit béo chiếm 80% khối lượng xà phòng. Giá trị của m là 

A. 53,28

B. 58,80

C. 66,60

D. 73,50

Câu 24:

Xà phòng hoá hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1,0 tấn lipit trên điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri loại 72% ? 

A. 1,028

B. 1,428

C. 1,513

D. 1,628

Câu 25:

Xà phòng hoá hoàn toàn 100,0 gam chất béo (chứa 89% tristearin về khối lượng) trong NaOH, đun nóng. Tính khối lượng xà phòng thu được? 

A. 91,8 gam 

B. 102,4 gam 

C. 91,2 gam 

D. 101,2 gam 

Câu 26:

Giả sử một chất béo có công thức:

Muốn điều chế 20 kg xà phòng từ chất béo này thì cần dùng bao nhiêu kg chất béo này để tác dụng với dung dịch xút? Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn. 

A. 19,385 kg

B. 21,515 kg

C. 25,835 kg 

D. 33,275 kg

Câu 27:

Một loại mỡ động vật E gồm một chất béo X và hai axit béo. Xà phòng hoá hoàn toàn 428,24 gam E cần vừa đủ 600 gam dung dịch NaOH 10%, thu được ancol Y và 443 gam hỗn hợp muối Z gồm natri oleat và natri panmitat. Phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Phân tử khối của X là 884

B. Z chứa 304 gam natri oleat

C. Hai axit béo chiếm 8% số mol E

D. Y là etylen glicol

Câu 28:

Một loại mỡ động vật E gồm một chất béo X và hai axit béo. Xà phòng hoá hoàn toàn 355,6 gam E cần vừa đủ 496 gam dung dịch KOH 14%, thu được ancol Y và 387,52 gam hỗn hợp muối Z gồm kali stearat và kali panmitat. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử khối của X là 862

B. Z chứa 0,4 mol kali panmitat

C. Hai axit béo chiếm 10% số mol E

D. Y là etylen glicol

Câu 29:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam triaxylglixerol X bằng dung dịch KOH thu được 2,76 gam glixerol và 28,86 gam hỗn hợp muối (của hai axit béo có phân tử khối hơn kém nhau 2 đơn vị). Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần vừa đủ a mol H2 (Ni, to).

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử khối của X là 888

B. Giá trị của m là 26,64

C. Giá trị của a là 0,06

D. Phân tử X có 4 liên kết π

Câu 30:

Xà phòng hoá hoàn toàn m gam triglixerit Y bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và 95,8 gam hỗn hợp muối (của hai axit béo có phân tử khối hơn kém nhau 2 đơn vị). Hiđro hóa hoàn toàn m gam Y cần vừa đủ a mol H2 (xúc tác Ni, đun nóng). Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phân tử khối của Y là 886

B. Giá trị của m là 88,4

C. Giá trị của a là 0,4

D. Phân tử Y có chứa 6 liên kết pi

Câu 31:

Chất béo X có thành phần chứa hai trong số các loại gốc axit béo: stearat, oleat, linoletat. Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa 18,28 gam hỗn hợp muối. Biết toàn bộ Y tác dụng với tối đa 6,4 gam Br2 trong dung môi CCl4. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phân tử khối của X là 886

B. Có 4 công thức cấu tạo thỏa mãn với X

C. Phân tử X có chứa 2 nối đôi C=C

D. X không chứa gốc stearat

Câu 32:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit T bằng dung dịch NaOH, thu được 2,76 gam glixerol và 26,7 gam hai muối của hai axit béo X, Y (hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon và MX < MY). Phát biểu nào sau đây là sai

A. Phân tử khối của T là 862

B. X và Y thuộc cùng dãy đồng đẳng

C. Phân tử T chứa 106 nguyên tử hiđro

D. Y có đồng phân hình học

Câu 33:

Thủy phân hoàn toàn 0,02 mol chất béo T trong dung dịch KOH (dùng dư 25% so với lượng phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 23,68 gam hỗn hợp gồm hai chất rắn khan. Tên gọi của T là 

A. tristearin

B. trilinolein

C. tripanmitin

D. triolein

Câu 34:

Thủy phân hoàn toàn chất béo G trong dung dịch NaOH dư, thu được hai muối gồm natri panmitat và natri oleat. Cho 0,02 mol G tác dụng với dung dịch Br2 dư, có tối đa 3,2 gam Br2 phản ứng. Phân tử khối của G là 

A. 832

B. 860

C. 858

D. 834

Câu 35:

Thủy phân hoàn toàn chất béo E trong dung dịch NaOH dư, thu được hai muối gồm natri oleat và natri sterat theo tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1. Hiđro hóa hoàn toàn một lượng E cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc), thu được 17,8 gam tristearin. Giá trị của V là 

A. 1,344

B. 0,896

C. 0,448

D. 1,792

Câu 36:

Chất béo T có thành phần chứa 3 gốc axit béo là panmitat, oleat và linoleat. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol T trong 250 mL dung dịch NaOH 2M; cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 

A. 99,0

B. 96,8

C. 96,4

D. 99,2

Câu 37:

Thủy phân hoàn toàn m gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 4,6 gam glixerol, 30,4 gam natri oleat và a gam natri stearat. Khi đun nóng, m gam X tác dụng được với tối đa b gam khí H2 (có xúc tác Ni). Giá trị của ab  

A. 306,0. 

B. 153,0. 

C. 76,5. 

D. 69,5. 

Câu 38:

Xà phòng hoá một triglyxerit cần 0,3 mol NaOH, thu được 2 mụối R1COONa và R2COONa với R2 = R1 + 28 và số mol R1COONa bằng 2 lần số mol R2COONa. Biết rằng khối lượng chung của 2 muối này là 86,2 gam. Xác định các gốc R1, R2 (đều là gốc no) và khối lượng mỗi muối tương ứng

A. 55,6 gam C15H31-COONa; 30,6 gam C17H35-COONa

B. 44,8 gam C15H31-COONa; 41,4 gam C17H35-COONa

C. 42,8 gam C13H27-COONa; 41,4 gam C15H31-COONa

D. 41,5 gam C17H33-COONa; 41,0 gam C17H35-COONa

Câu 39:

Nung nóng 20 gam một loại chất béo trung tính với dd chứa 0,25 mol NaOH. Khi phản ứng xà phòng hóa đã xong, phải dùng 0,18 mol HCl để trung hòa NaOH dư. Khối lượng xà phòng chứa 72% ( theo khối lượng ) muối natri của axit béo sinh ra từ 1 tấn chất béo này

A. 1032,667 kg

B. 1434,260 kg

C. 114,000 kg

D. 1344,259 kg

Câu 40:

Thủy phân hoàn toàn 35,6 gam tristearin trong dung dịch NaOH (dùng dư  so với lượng phản ứng), thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 42,00

B. 40,40

C. 36,72

D. 38,32

Câu 41:

Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo X bằng 750 ml dung dịch KOH 0,5M, đun nóng (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 100,2 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm hai chất. Tên gọi của X là 

A. tristearin.

B. trilinolein. 

C. triolein

D. tripanmitin

Câu 42:

Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit T bằng dung dịch NaOH, thu được 3,68 gam glixerol và 35,44 gam hai muối của hai axit béo (hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon). Phân tử T không có đặc điểm nào sau đây? 

A. Có phân tử khối là 858

B. Có chứa một gốc stearat

C. Có 102 nguyên tử hiđro

D. Có chứa 5 liên kết π