Bài tập tổng hợp Amin, Amino Axit, Protein có lời giải (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N ?
A. 3.
B. 2.
C. 5.
D. 4.
Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin ?
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Dung dịch các muối NH4Cl (1), C6H5NH3Cl (2), (CH3)2NH2Cl (3), CH3NH3Cl (4) có giá trị pH sắp xếp theo chiều tăng dần là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (2), (4), (1).
C. (2), (1), (4), (3).
D. (4), (1), (3), (2).
Cho dung dịch lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm. Cho thêm vào ống nghiệm thứ nhất được vài giọt dung dịch HNO3 đậm đặc; cho thêm vào ống nghiệm thứ hai một ít Cu(OH)2 trong kiềm. Hiện tượng quan sát được là:
A. Ống nghiệm thứ nhất có màu nâu, ống nghiệm thứ hai có màu vàng
B. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu đỏ
C. Ống nghiệm thứ nhất có màu vàng, ống nghiệm thứ hai có màu tím
D. Ống nghiệm thứ nhất có màu xanh, ống nghiệm thứ hai có màu vàng
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), CH3NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (CH3)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (1), (5), (2), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
Cho dãy các chất: NaHSO3, H2NCH2COONa, HCOONH4, Al(OH)3, C6H5CHO, ClNH3CH2COOH, (NH4)2CO3. Số chất trong dãy vừa tác dụng với axit HCl, vừa tác dụng với NaOH là:
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit X người ta thu được tripeptit là Ala-Glu-Gly và các đipeptit là Val-Ala, Glu-Gly và Gly-Ala. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. Ala-Val-Glu-Gly-Ala
B. Gly-Ala-Val-Ala-Glu
C. Val-Ala-Glu-Gly-Ala
D. Ala-Glu-Gly-Ala-Val
Có bao nhiêu chất làm đổi màu quỳ tím trong số các chất sau: Ala, Gly, Amoniac, axit-α-amino glutamic, axit fomic, axit oxalic, phenol, metylamin
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 4.
Số đồng phân của hợp chất C3H9O2N tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra chất khí làm xanh quỳ tím ẩm là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Nhận định nào sau đây là chính xác ?
A. Amino axit có tính lưỡng tính nên dung dịch của nó luôn có pH = 7
B. pH của dung dịch các α-amino axit bé hơn pH của các dung dịch axit cacboxylic no tương ứng cùng nồng độ
C. Dung dịch axit amino axetic tác dụng được với dung dịch HCl
D. Trùng ngưng các amino axit thu được hợp chất có chứa liên kết peptit
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit arcylic, phenylamoni clorua, ancol benzylic, amoni axetat, phenol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5
Cho quỳ tím vào mỗi dd sau: H2N–CH2–COONa (1), C6H5OH (2), CH3NH2 (3), C6H5NH2 (4), H2N–CH2–COOH (5), ClNH3–CH2–COOH (6), H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (7), HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (8). Số dung dịch làm quỳ tím đổi màu là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2):
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Cho các chất sau: Glixerol, ancol etylic, p-crezol, phenylamoni clorua, valin, lysin, anilin, phenol, Ala-Gly, amoni hiđrocacbonat. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
Chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử là CxHyN. Biết % N = 13,08% (theo khối lượng). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 6.
B. 8.
C. 7.
D. 5.
Chỉ dùng Cu(OH)2/OH- có thể nhận biết được các dung dịch đựng riêng biệt từng chất trong nhóm nào sau đây ?
A. Anbumin, axit acrylic, axit axetic, etanal.
B. Sobitol, glixerol, tripeptit, ancol etylic.
C. Glucozơ, sobitol, axit axetic, anbumin
D. Glucozơ, fructozơ, axit axetic, metanol.
Một tetrapeptit X cấu tạo từ các α–aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH có phần trăm khối lượng nitơ là 20,458%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo phù hợp với X ?
A. 13
B. 14
C. 15
D. 16
Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl.
B. dung dịch NaOH, khí CO2.
C. Br2, dung dịch NaOH, khí CO2.
D. dung dịch HCl, khí CO2.
X có công thức C4H14O3N2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là:
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Cho sơ đồ chuyển hoá:
Y
X, Y lần lượt là
A. C2H5NH2, C2H5NH3Br.
B. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa.
C. (CH3)2NH2Br, (CH3)2NH.
D. C2H5NH3Br, C2H5NH2.
Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Y là C6H5OH.
B. Z là CH3NH2.
C. T là C6H5NH2.
D. X là NH3.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol oligopeptit X mạch hở, được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Kết luận không đúng về X là
A. X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5.
B. X có công thức Gly-Ala-Val-Phe-Gly.
C. Trong X có 5 nhóm CH3.
D. Đem 0,1 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng tạo ra 70,35 gam muối.
Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là
Cho X là axit cacboxylic, Y là amino axit (phân tử có một nhóm NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp gồm X và Y, thu được khí N2; 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Mặt khác, 0,35 mol hỗn hợp trên phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là:
A. 6,39
B. 4,38
C. 10,22
D. 5,11
Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
A. NH2C3H5(COOH)2
B. NH2C2H4COOH
C. NH2C3H6COOH
D. (NH2)2C4H7COOH.
Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là
A. 73,4
B. 77,6
C. 83,2
D. 87,4
Peptit X bị thủy phân theo phản ứng: X + 2H2O → 2Y + Z (trong đó Y và Z là các amino axit). Thủy phân hoàn toàn 4,06 gam X thu được m gam Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 1,68 lít khí O2 (đktc), thu được 2,64 gam CO2; 1,26 gam H2O và 224 ml khí N2 (đktc). Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. alanin
B. axit glutamic
C. lysin
D. glyxin