Bài tập tổng hợp Este, Lipit cơ bản và nâng cao cực hay có lời giải (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là?

A. 6.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là

A. 0,414 gam

B. 1,242 gam

C. 0,828 gam

D. 0,46 gam

Câu 3:

Cho các phát biểu sau:

(1) Nguyên nhân làm dầu mỡ bị ôi thiu là do các liên kết pi trong gốc hiđrocacbon của axit béo không no.

(2) Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường

(3) Thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.

(4) Các este đều có nhiệt độ sôi cao hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.

(5) Các chất béo đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

(6) Cho metyl axetat hoặc tristearin vào dung dịch NaOH đun nóng đều xảy ra phản ứng xà phòng hóa.

Số phát biểu đúng là:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 4:

Cho các chất sau: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và etyl propionat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng của nhiệt độ sôi là ?

A. Y, T, X, Z.

B. T, X, Y, Z.

C. T, Z, Y, X.

D. Z, T, Y, X.

Câu 5:

Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là

A. 9

B. 6

C. 12

D. 10

Câu 6:

Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl benzoat, metyl metacrylat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, triolein, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A. 6.

B. 7.

C. 5.

D. 8.

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.

Số phát biểu đúng

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 8:

Từ ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, ta có thể điều chế trực tiếp ra các chất nào sau đây ?

(1). Axit axetic  (2). Axetanđehit  

(3). Buta-1,3-đien   (4). Etyl axetat

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (2) và (4)

C. (1), (3) và (4)

D. (1), (2),(3) và (4)

Câu 9:

Hợp chất CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOCH3 có tên gọi là

A. Metyl oleat

B. Metyl panmitat

C. Metyl stearat

D. Metyl acrylat

Câu 10:

Có các nhận định sau:

(1) Axit salixylic còn có tên gọi khác là axit o-hiđroxibenzoic

(2) Axit oleic và axit linoleic là đồng phân của nhau

(3) Axit axetylsalixylic tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:2 về số mol

(4) Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol

Số nhận định sai

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 11:

Mệnh đề không đúng là?

A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.

B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.

C. CH3CH2COOCH=CHtác dụng được với dung dịch Br2.

D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.

Câu 12:

Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 13:

Phát biểu đúng là:

A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

B. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SOđặc là phản ứng một chiều.

C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.

D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.

Câu 14:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiệt độ sôi của este cao hơn so với ancol cùng số nguyên tử cacbon.

B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.

C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là số lẻ.

D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glicol.

Câu 15:

Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 5

Câu 16:

Cho sơ đồ chuyển hoá:

Triolein +H2du(Ni,to) X NaOH,to Y HCl Z 

Tên của Z là

A. axit oleic.

B. axit linoleic.

C. axit stearic.

D. axit panmitic.

Câu 17:

Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là

A. CH3OCO-CH2-COOC2H5.

B. C2H5OCO-COOCH3.

C. CH3OCO-COOC3H7.

D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.

Câu 18:

Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

A. metyl fomat.

B. etyl axetat.

C. metyl axetat.

D. n-propyl axetat.

Câu 19:

Este X có các đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau;

- Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là:

A. Chất X thuộc loại este no, đơn chức.

B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.

C. Chất Y tan vô hạn trong nước.

D. Đun Z với dung dịch H2SOđặc ở 170oC thu được anken.

Câu 20:

Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là

A. metyl propionat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. vinyl axetat.

Câu 21:

Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là

A. CH3COOCH2CH3.

B. CH3COOCH2CH2Cl.

C. CH3COOCH(Cl)CH3.

D. ClCH2COOC2H5.

Câu 22:

Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 23:

Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là

A. HCOOCH3.

B. HCOOCH=CH2.

C. CH3COOCH=CH-CH3.

D. CH3COOCH=CH2.

Câu 24:

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH à 2Z + Y.

Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là

A. 44 đvC.

B. 58 đvC.

C. 82 đvC.

D. 118 đvC.

Câu 25:

Chất X có công thức phân tử CxHyOz. Cho X tác dụng với NaOH thu được Y và Z. Biết Z không tác dụng được với Na và có sơ đồ chuyển hóa sau:

Z xt,to+O2 T NaOHY CaO,to+NaOH ankan đơn giản nhất

Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong X là

A. 55,81%.

B. 48,65%.

C. 40,00%.

D. 54,55%.