Bài tập trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein (mức độ nhận biết - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phát biểu không đúng là

A. Các peptit có từ 11 đến 50 đơn vị amino axit cấu thành được gọi là polipeptit

B. Phân tử có 2 nhóm –CO-NH- được gọi là dipeptit, 3 nhóm thì được gọi là tripeptit

C. Trong mỗi phân tử protit, các amino axit được sắp xếp theo một thứ từ xác định

 D. Những hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ các a-amino axit được gọi a là peptit

Câu 2:

Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) anilin. Số dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh là

A.4

B.2

C.1

D.3

Câu 3:

Chất nào sau đây làm khô khí NH3 tốt nhất?

A. HCl                       

B. H2SO4 đặc          

C. CaO          

D. HNO3

Câu 4:

Aminoaxit X có tên thường là Glyxin. Vậy công thức cấu tạo của X là:

A. CH3-CH(NH2)-COOH

B. H2N-[CH2]2-COOH

C. H2N-CH2-COOH                                  

D. H2N-[CH2]3-COOH

Câu 5:

Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử alanin là

A.11

B. 13

C. 12

D10

Câu 6:

Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với dung dịch brom?

A. glyxin.

B. metylamin.

C. anilin.

D. vinyl axetat

Câu 7:

Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?

A. Gly-Val.                        

B. Glucozơ.                

C. Ala-Gly-Val.         

D. metylamin.

Câu 8:

Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. CH3COOH.             

B. C6H5NH2.         

C. CH3OH             

D. C2H5NH2.

Câu 9:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amin

A. H2NCH2COOH

B. C2H5NH2 

C. HCOONH4

D. CH3COONH4

Câu 10:

Cho các chất sau H2NCH3COOH, CH3COOH3NCH3, C2H5NH2, H2NCH2COOC2H5. Số chất trong dãy vừa tác dụng được với NaOH vừa tác dụng được với HCl trong dung dịch là

A. 2

B. 3    

C. 1

D. 4

Câu 11:

Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?

A. CH3NH2.

B. CH3CH2NHCH3

C. (CH3)3N.

D. CH3NHCH3.

Câu 12:

Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

A. CH3–CH(NH2)–COOH                   

B. H2N–CH2-CH2–COOH

C. H2N-CH2-COOH.           

D. HOOC-CH2CH(NH2)COOH

Câu 13:

Khi nói về pptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.

C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

D. Liên kết - CO –NH- giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.

Câu 14:

Tên gọi các amin nào dưới đây không đúng với công thức cấu tạo?

A. CH3-NH-CH3 : đimetylamin.           

B. H2NCH(CH3)COOH: anilin

C. CH3-CH2-CH2NH2 : propylamin.

D. CH3CH(CH3)-NH2: isopropylamin.

Câu 15:

Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Val-Gly-Val), kết luận nào sau đây đúng?

A. X có aminoaxit đầu N là valin và aminoaxit đầu C là glyxin.

B. X tham gia phản ứng biure tạo ra dung dịch màu tím.

C. X có chứa 4 liên kết peptit.

D. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được 3 loại đipeptit.

Câu 16:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. Metylamin.             

B. Alanin.      

C. Anilin.

D. Glyxin.

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong dung dịch, H2N – CH2 – COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+ – CH2 – COO-.

B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.

C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt.

D. Hợp chất H2N – CH2 – COOH3N – CH3 là este của glyxin.

Câu 18:

Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là

A. α-aminoaxit.                

B. β-aminoaxit.         

C. axit cacboxylic.

D. estea.

Câu 19:

Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. CH3–CH(CH3)–NH2

B. C6H5NH2

C. H2N-[CH2]6–NH2                                    

D. CH3–NH–CH3

Câu 20:

Tripeptit là hợp chất

A. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.

B. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.

C. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.