Bài tập trắc nghiệm Amin, Amino Axit, Protein (mức độ nhận biết - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.    

B. chỉ chứa nhóm cacboxyl.

C. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.                 

D. chỉ chứa nhóm amino.

Câu 2:

Amin có cấu tạo CH3CH2CH(NH2)CH3 là amin:

A. bậc III.

B. bậc I.           

C. bậc IV.    

D. bậc II.

Câu 3:

Metylamin không phản ứng với

A. dung dịch H2SO4.                               

B. O2, nung nóng.

C. H2 (xúc tác Ni, nung nóng).     

D. dung dịch HCl.

Câu 4:

Chất nào sau đây không phản ứng với dd NaOH ở nhiệt độ thường

A. NH2CH2COOH 

B. NH2CH2COONa

C. Cl-NH3+CH2COOH       

D. NH2CH2COOC2H5

Câu 5:

Lysin có phân tử khối là

A. 89                           

B. 137                  

C. 146                        

D. 147

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm.

B. Amin từ 2 nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.

C. Amin được tạo thành bằng cách tháy thế H của amoni bằng gốc hiđrocacbon.

D. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.

Câu 7:

Nhúng quỳ tím vào dung dịch alanin, quỳ tím….(1)….; nhúng quỳ tím vào dung dịch lysin, quỳ tím…..(2)…; nhúng quỳ tím vào dung dịch axit glutamic, quỳ tím…(3)….Vậy (1), (2), (3) tương ứng là:

A. (1)- chuyển sang đỏ; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ

B. (1)-không đổi màu; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ.

C. (1)- chuyển sang xanh; (2) –chuyển sang xanh; (3)- chuyển sang đỏ

D. (1)- không đổi màu; (2) –chuyển sang đỏ; (3)- chuyển sang xanh.

Câu 8:

Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

A. Ala-Gly                    

B. Ala-Gly-Gly          

C. Ala-Ala-Gly-Gly

D. Gly-Ala-Gly

Câu 9:

Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. Phenylamin

B. Metylamin

C. Đimetylamin

D. Trimetylamin

Câu 10:

Tổng số nguyên tử trong một phân tử axit a-aminopropionic là :

A. 11                                

B. 13                          

C. 12                         

D. 10

Câu 11:

Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đv  C. Peptit X thuộc loại

A. pentapepit.

B. đipetit.

C. tetrapeptit.

D. tripetit. 

Câu 12:

Protein là cơ sở tạo nên sự sống vì hai thành phần chính của tế bào là nhân và nguyên sinh chất đều hình thành từ protein. Protein cũng là hợp chất chính trong thức ăn con người. Trong phân tử protein các gốc α-aminoaxit gắn với nhau bằng liên kết

A. glicozit.                      

B. peptit.

C. amit.

D. hiđro

Câu 13:

Có các dung dịch riêng biệt sau: phenylamoni clorua, ClH3N-CH2-COOH, lysin, H2N-CH2-COONa, axit glutamic. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là

A. 5                              

B. 3

C. 4                      

D. 2

Câu 14:

Trong phân tử chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?

A. axit glutamic

B. amilopectin           

C. anilin

D. glyxin 

Câu 15:

Cho Etylamin phản ứng với CH3I (tỉ lệ mol 1 :1) thu được chất nào sau đây?

A. Metyletylamin

B. Đietylamin

C. Đimetylamin

D. Etylmetylamin

Câu 16:

Chất có phản ứng màu biure là

A. saccarozơ.

B. tinh bột.     

C. protein.

D. chất béo

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

D. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

Câu 18:

Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit

B. Có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α- aminoaxit

C. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

D. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau

Câu 19:

Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là gì

A. etyl amin                     

B. đimetyl amin           

C. metyl amin              

D. metanamin

Câu 20:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng "riêu cua" nổi lên là do:

A. phản ứng thủy phân của protein              

B. sự đông tụ của protein do nhiệt độ

C. phản ứng màu của protein.

D. sự đông tụ của lipit.