Bài tập trắc nghiệm Este - Lipit (mức độ nhận biết - P1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Este nào sau đây có mùi chuối chín?

A. Etyl fomat

B. Benzyl axetat

C. Isoamyl axetat

D. Etyl butirat

Câu 2:

Chất béo là trieste của axit béo với

A. ancol etylic.

B. glixerol.

C. ancol metylic.

D. etylen glicol.

Câu 3:

Este C2H5COOC2H5 có tên gọi là

A. etyl fomat.

B. vinyl propionat.

C. etyl propionat.

D. etyl axetat

Câu 4:

Chất béo tripanmitin có công thức là

A.(C17H35COO)3C3H5

B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.

D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 5:

Tên gọi của CH3CH2COOCH3

A. metyl propionat

B. propyl axetat

C. etyl axetat

D. metyl axetat

Câu 6:

Đun nóng este HCOOCH3 với một lương vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là

 A. Na và CH3OH

B. HCOONa và CH3OH

C. HCOONa và C2H5OH

D. CH3COONa và C2H5OH

Câu 7:

Cho các este sau: etyl fomat (1); vinyl axetat (2); triolein (3); metyl acrylat (4); phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH dư, đun nóng sinh ra ancol là

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (3), (4), (5)

Câu 8:

Isoamyl axetat có công thức cấu tạo là

A. CH3COOCH2–CH2–CH(CH3)2.

B. CH3COOCH(CH3)–CH(CH3)2.

C. CH3COOCH2–C(CH3)2–CH3.

D. CH3COOC(CH3)2–CH2–CH3.

Câu 9:

Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2–C6H5 (C6H5–: phenyl). Tên gọi của X

A. metyl benzoat.

B. phenyl axetat.

Cbenzyl axetat

D. phenyl axetic.

Câu 10:

Cho các phát biểu sau:

Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.

Anđehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Phân tử amilozơ có mạch phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn như lò xo.

Phenol ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.

Số phát biểu sai là: 

A. 2

B. 3

C. 4 

D. 1

Câu 11:

Hợp chất hữu cơ nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH dư không thu được ancol?

A. Benzyl fomat.

B. Phenyl axetat.

C. Metyl acrylat.

D. Tristrearin.

Câu 12:

Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axitbéo? 

A. sợi bông

B. mỡ bò

C. bột gạo

D. tơ tằm

Câu 13:

Cho các chất sau: triolein, tristearin, tripanmitin, vinyl axetat, metyl axetat. Số chất tham gia phản ứng cộng H2 (Ni, to) là

A . 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 14:

CH3COOC2H3 phản ứng với chất nào sau đây tạo ra được este no?

A. SO2.

B. KOH.

C. HCl.

D. H2 (Ni, t0)

Câu 15:

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)2C2H4.

C. (CH3COO)3C3H5.

D. (C3H5COO)3C3H5.

Câu 16:

Etyl axetat có phản ứng với chất nào sau đây?

A. FeO

B. NaOH

C. Na

 D. HCl

Câu 17:

Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.

B. metyl axetat.

C. metyl fomat.

D. etyl axetat

Câu 18:

Đun chất béo X với dung dịch NaOH thu được natri oleat và glixerol. Công thức của X là

A. (C17H33COO)3C3H5.

B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33OCO)3C3H5.

D. (CH3COO)3C3H5

Câu 19:

Phản ứng hóa học giữa axit cacboxylic và ancol được gọi là phản ứng

A. este hóa.

B. trung hòa.

C. kết hợp.

D. ngưng tụ

Câu 20:

Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A. C2H5COOH.

B. C17H35COOH.

C. CH3COOH.

D. C6H5COOH.

Câu 21:

Este X có công thức phân tử C3H6O2. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 22:

Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n ≥ 3).

B. CnH2n+2O(n ≥ 2).

C. CnH2nO2 (n ≥ 2).

D. CnH2n–2O2 (n ≥ 4).

Câu 23:

Công thức hóa học nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. (CH3COO)3C3H5

B. ( C17H33COO)3C2H5

C. (C17H33COO)3C3H5

D. (C2H3COO)3C3H5

Câu 24:

Không nên dùng xà phong khi giặt rửa với nước cứng vì:

A. Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.

B. Gây ô nhiễm môi trường.

C. Tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.

D. Gây hại cho da tay.

Câu 25:

Khi dầu mỡ để lâu thì có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do chất béo phân hủy thành:

A. Axit

B. Ancol

C. Andehit

D. Xeton