Bài tập trắc nghiệm Este - Lipit (mức độ nhận biết - P2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COOH và glixerol.

B. C15H31COONa và glixerol.

C. C15H31COONa và etanol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 2:

Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. HCOONa và C2H5OH.

B. CH3COONa và CH3OH.

C. C2H5COONa và CH3OH.

D. CH3COONa và C2H5OH.

Câu 3:

Este etyl axetat có công thức là

A. CH3COOH.

B. CH3COOC2H5.

C. CH3CH2OH.

D. CH3CHO.

Câu 4:

Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5

A. tripanmitin

B. tristearin

C. axit stearic

D. triolein

Câu 5:

Chất nào sau đây không phải là este?

A. HCOOCH=CH2

B. CH3OCOCH3

C. CH3COCH3.

D. C6H5CH2OOCCH3

Câu 6:

Este CH2=CHCOOCH3không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. Kim loại Na.

B. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)

C. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).

D. Dung dịch NaOH, đun nóng.

Câu 7:

Hãy cho biết loại hợp chất nào sau đây không có trong lipit?

A. Chất béo

B. Sáp

C. Glixerol

D. Photpholipit

Câu 8:

Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để sản xuất

A. glucozơ và glixetol.

B. xà phòng và glixetol.

C. xà phòng và ancol etylic.

D. glucozơ và ancol etylic.

Câu 9:

Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo?

A. Axit oleic

B. Axit acrylic

C. Axit stearic

D. Axit panmitic

Câu 10:

Để điều chế xà phòng, người ta có thể thực hiện phản ứng

A. phân hủy mỡ.

B. đehiđro hóa mỡ tự nhiên.

C. axit béo tác dụng với kim loại.

D. thủy phân mỡ trong dung dịch kiềm

Câu 11:

Etyl fomat là chất mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Nó có phân tử khối là

A. 74

B. 60

C.88

D. 68

Câu 12:

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là

A. vinyl metacrylat.

B. propyl metacrylat.

C. vinyl acrylat.

D. etyl axetat.

Câu 13:

Cho các chất có công thức cấu tạo sau đây: (1) CH3CH2COOCH3; (2) CH3OOCCH3; (3) HCOOC2H5; (4) CH3COOH; (5) CH3CH2COOCH3 (6) HOOCCH2CH2OH; (7) CH3OOC−COOC2H5. Những chất thuộc loại este là

A. (1), (2), (3), (5), (7)

B. (1), (3), (5), (6), (7)

C. (1), (2), (3), (4), (5), (6)

D. (1), (2), (3), (6), (7) 

Câu 14:

Xà phòng hóa hoàn toàn triolein bằng dung dịch NaOH, thu được glicerol và chất hữu cơ X. Chất X là :

A. C17H33COONa

B. C17H35COONa

C. C17H33COOH

D. C17H35COOH

Câu 15:

Thủy phân este X trong môi trường kiềm thu được andehit. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH3

C. HCOOCH2CH=CH2

D. HCOOC2H5

Câu 16:

Cho các phát biểu sau :

(a), Triolein có khả năng cộng hidro khi có xúc tác Ni

(b), Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ

(c), Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch

(d), Tristearin , triolein có công thức lần lượt là (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5

Số phát biểu đúng là 

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 17:

Etyl axetat có công thức hóa học là

A. HCOOCH3

B. CH3COOC2H5

C. CH3COOCH3

D. HCOOC2H5

Câu 18:

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol

A. Benzyl axetat

B. Metyl fomat

C. Tristearin

D. Metyl axetat

Câu 19:

Tripanmitin có công thức là:

A. (C15H31COO)3C3H5.

 B. (C17H33COO)3C3H5.

C. (CH17H31COO)3C3H5.

D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 20:

Chất nào sau đây có trạng thái lỏng ở điều kiện thường?

A. (C17H33COO)3C3H5

B. (C17H35COO)3C3H5

C. C6H5OH (phenol)

D. (C15H31COO)3C3H5

Câu 21:

Xà phòng hóa tristearin bằng NaOH, thu được glixerol và chất X. Chất X là:

A. CH3[CH2]16(COONa)3

B. CH3[CH2]16COOH

C. CH3[CH2]16COONa

D. CH3[CH2]16(COOH)3

Câu 22:

Vinyl axetat có công thức cấu tạo thu gọn là:

A. CH3COOCH=CH2

B. CH3COOCH2–CH3

C. CH2=CH–COOCH3

D. CH3COOCH3

Câu 23:

Vinyl axetat có công thức cấu tạo là

A. CH2=CHCOOCH3.

B. HCOOCH=CH2.

C. CH3COOCH=CH2.

D. CH3COOCH3.

Câu 24:

Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. C15H31COOCH3

B. CH3COOCH2C6H5

C. (C17H35COO)3C3H5

D. (C17H33COO)2C2H4

Câu 25:

Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?

A. C17H35COONa

B. C17H33COONa

C. C15H31COONa

D. C17H31COONa