Bài tập vận dụng định luật II Newton

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Tác dụng vào vật có khối lượng 2 kg đang nằm yên một lực 2 N. Sau 2 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực, vật đi được quãng đường là bao nhiêu và tính vận tốc vật đạt được khi đó? Bỏ qua ma sát giữa vật và sàn, lấy g = 10 m/s2.

2 m và 2 m/s.
2 m và 1 m/s.
1 m và 2 m/s.
1 m và 1 m/s.
Câu 2:

Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 7,5 kg làm vật thay đổi tốc độ từ 8 m/s đến 3 m/s trong khoảng thời gian 2 s nhưng vẫn giữ nguyên chiều chuyển động. Lực tác dụng vào vật có giá trị là:

18,75 N.
– 18,75 N.
20,5 N.
– 20,5 N.
Câu 3:

Một vật chuyển động trong không khí, trong nước hoặc trong chất lỏng nói chung đều sẽ chịu tác dụng của lực cản. Xét một viên bi thép có khối lượng 1 g đang ở trạng thái nghỉ được thả rơi trong dầu. Người ta khảo sát chuyển động của viên bi trong dầu và vẽ đồ thị tốc độ theo thời gian của viên bi như Hình 10.2. Cho biết lực đẩy Archimecdes có độ lớn là FA=1,2.103N{F_A} = 1,{2.10^{ - 3}}N và lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn lực cản của dầu tác dụng lên viên bi sau thời điểm t2 là:

 

8,6.103N8,{6.10^{ - 3}}N.
8,7.103N8,{7.10^{ - 3}}N.
8,8.103N8,{8.10^{ - 3}}N.
8,9.103N8,{9.10^{ - 3}}N.
Câu 4:

Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Lấy g = 9,8 m/s2. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8 N. Nếu treo ngọn đèn này vào một đầu dây thì

lực căng sợi dây là 9 N và sợi dây sẽ bị đứt.
lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây sẽ bị đứt.
lực căng sợi dây là 9,8 N và sợi dây không bị đứt.
lực căng sợi dây là 4,9 N và sợi dây không bị đứt.
Câu 5:

Cho một vật có khối lượng 10 kg đặt lên mặt sàn nằm ngang. Một người tác dụng một lực 30 N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn có giá trị 0,2. Lấy giá trị của gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2. Tính gia tốc của vật.

9,8 m/s2.
1,04 m/s2.
0,47 m/s2.
0,2 m/s2.
Câu 6:

Xét một tảng băng có phần thể tích chìm dưới nước khoảng 90%. Hãy ước tính khối lượng riêng của tảng băng, biết khối lượng riêng của nước biển là 1 020 kg/m3.

918 kg/m3.
891 kg/m3.
981 kg/m3.
819 kg/m3.
Câu 7:

Một vật có trọng lượng riêng 22 000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

45 N.
50 N.
55 N.
60 N.
Câu 8:

Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 24 m. Vật này rơi chạm đất sau 3 s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình vật chuyển động. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực cản của không khí tác dụng vào vật.

15 N.
20 N.
25 N.
30 N.
Câu 9:

Sử dụng đề bài dưới đây để trả lời cho bài 9, 10

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 30,00. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng.

Tính các thành phần của trọng lực theo các trục tọa độ vuông góc.

Px=250N{P_x} = 250\,NPy=2503N{P_y} = 250\sqrt 3 \,N.
Px=2503N{P_x} = 250\sqrt 3 \,NPy=2503N{P_y} = 250\sqrt 3 \,N.
Px=250N{P_x} = 250\,NPy=250N{P_y} = 250\,N.
Px=2503N{P_x} = 250\sqrt 3 \,NPy=250N{P_y} = 250\,N.
Câu 10:

Xác định hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng nếu đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2,00 m/s2. Bỏ qua lực cản của không khí lên thùng.

0,423.
0,324.
0,342.
0,234.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: