Bài tập về Crom và hợp chất cực hay có lời giải (P2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Để phân biệt được Cr2O3, Cr(OH)2, chỉ cần dùng :
A. H2SO4 loãng.
B. HCl.
C. NaOH đặc nóng.
D. Mg(OH)2.
Trong môi trường axit muối Cr+6 là chất oxi hoá rất mạnh. Khi đó Cr+6 bị khử đến :
A. Cr+2.
B. Cr0.
C. Cr+3.
D. Không thay đổi.
Cho biết số hiệu nguyên tử Cr là 24. Vị trí của Cr ( chu kỳ, nhóm) trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. chu kỳ 4, nhóm VIB
B. chu kỳ 3, nhóm VIB
C. chu kỳ 4, nhóm IVB.
D. chu kỳ 3, nhóm IVB.
Nhận định nào sau đây không đúng về ứng dụng và sản xuất crom ?
A. Trong công nghiệp crom dùng để chế tạo thép đặc biệt (không gỉ, siêu cứng)
B. Trong đời sống dùng crom để mạ bảo vệ kim loại và tạo vẻ đẹp cho đồ vật.
C. Trong tự nhiên crom chỉ có ở dạng hợp chất. Quặng chủ yếu của crom là cromit FeO.Cr2O3.
D. Phương pháp chủ yếu điều chế crom là tách Cr2O3 ra khỏi quặng rồi dùng phương pháp điện phân nóng chảy để khử thành kim loại.
Nhỏ từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Cr2(SO4)3 đến dư, hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện keo tủa màu vàng.
B. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám.
C. Xuất hiện kết tủa keo màu vàng. Sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục
D. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục.
Nhỏ từ từ dd NaOH đến dư vào dd CrCl2, hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện kết tủa keo màu lục xám.
B. Xuất hiện kết tủa keo màu vàng.
C. Xuất hiện kết tủa keo màu vàng, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lam.
D. Xuất hiện keo tủa màu vàng , sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch màu xanh lục.
Phát biểu không đúng là:
A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.
B. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
C. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.
D. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.
Xét hai phản ứng: 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+
Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Cr3+ chỉ có tính oxi hóa
B. Cr3+ chỉ có tính khử
C. Cr3+ có tính khử mạnh hơn tính oxi hóa.
D. Trong môi trường kiềm Cr3+ có tính khử và bị Br2 oxi hóa thành muối crom (VI)
Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. Cr + 2F2 → CrF4
B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3
C. 2Cr + 3S Cr2S3
D. 6Cr + 3N2 6CrN
Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau:
- Tính oxi hóa rất mạnh
- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7
- Tan trong dung dịch kiềm tạo anion có màu vàng. Oxit đó là
A. SO3.
B. CrO3.
C. Cr2O3.
D. Mn2O7.
Có bao nhiêu phản ứng hóa học xảy ra khi cho CrO, Cr2O3, Cr(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl nóng, dung dịch NaOH đặc nóng:
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Cho dãy biến đổi sau:
X, Y, Z, T lần lượt là
A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7.
B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.
C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4.
D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2Cr2O7.
Trong dung dịch 2 ion cromat và đicromat cho cân bằng thuận nghịch:
2CrO42- + 2H+ Cr2O72- + H2O
Hãy chọn phát biểu đúng:
A. dd có màu da cam trong môi trường bazơ.
B. ion CrO42- bền trong môi trường axit
C. ion Cr2O72- bền trong môi trường bazơ.
D. dung dịch có màu da cam trong môi trường axit
Thêm 0,04 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,02 mol CrCl2, rồi để trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là:
A. 0,86 gam.
B. 2,06 gam.
C. 1,72 gam.
D. 2,14 gam.
Lượng kết tủa S hình thành khi dùng H2S khử dung dịch chứa 0,08 mol K2Cr2O7 trong H2SO4 (dư) là:
A. 0,96 gam.
B. 1,92 gam.
C. 7,68 gam.
D. 7,86 gam.
Cho 100 gam hợp kim của Fe, Cr, Al tác dụng với dd NaOH dư thoát ra 5,04 lít khí (đktc) và một phần rắn không tan. Lọc lấy phần không tan đem hoà tan hết bằng dung dịch HCl dư (không có không khí) thoát ra 38,8 lít khí (đktc). Thành phần % khối lượng các chất trong hợp kim là
A. 13,66%Al; 82,29% Fe và 4,05% Cr.
B. 4,05% Al; 83,66%Fe và 12,29% Cr.
C. 4,05% Al; 82,29% Fe và 13,66% Cr.
D. 4,05% Al; 13,66% Fe và 82,29% Cr
Khối lượng K2Cr2O7 tác dụng vừa đủ với 0,6 mol FeSO4 trong H2SO4 loãng là
A. 26,4 gam.
B. 27,4 gam.
C. 28,4 gam.
D. 29,4 gam.
Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư là
A. 100 ml.
B. 150 ml.
C. 200 ml.
D. 250 ml.
Thể tích dung dịch NaOH 0,1M tối thiểu cần cho vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,03 mol HCl và 0,02 mol CrBr3 để lượng kết tủa thu được là cực đại bằng.
A. 900 ml
B. 800 ml
C. . 600 ml
D. 300 ml
Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả KHÔNG đúng ?
A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen.
Hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng ?
A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng nâu sang màu đen.
D. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì lượng kết tủa cuối cùng thu được là bao nhiêu gam?
A. 17,2
B. 20,6
C. 8,6
D. 10,3
Cho 300 ml dung dịch CrSO4 1 M vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2 M rồi để trong không khí ẩm đến phản ứng hoàn toàn thì thu được m (g) kết tủa. Giá trị của m là:
A. 80,2 (g)
B. 100,8 (g)
C. 90,5 (g)
D. 78,5 (g)
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là (cho O = 16, Al = 27, Cr = 52)
A. 7,84
B. 4,48
C. 3,36
D. 10,08
Cho dãy biến đổi sau:
X, Y, Z, T là:
A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4
B. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7
C. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4
D. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7
Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom ?
A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
C. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48.
B. 3,36.
C. 7,84.
D. 10,08.
Chất X màu lục thẫm, không tan trong dung dịch axit, dung dịch kiềm loãng. Nấu chảy X với KOH (có mặt KClO3) được chất Y màu vàng, dễ tan trong nước. Trong môi trường axit, Y tạo thành chất Z có màu da cam. Z bị lưu huỳnh khử thành X và oxi hóa HCl thành Cl2. X, Y, Z lần lượt là:
A. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7
B. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7
C. Cr2O3, K2Cr2O7 , K2CrO4
D. CrO3, K2Cr2O7, K2CrO4
X là chất bột màu lục thẫm không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy X với NaOH trong không khí thu được chất Y có màu vàng dễ tan trong nước. Y tác dụng với axit chuyển thành chất Z có màu da cam. Chất Z bị lưu huỳnh khử thành chất X. Chất Z oxi hóa HCl thành khí T. Chọn phát biểu sai:
A. X là Cr2O3
B. Y là Na2CrO4
C. Z là Na2Cr2O7
D. T là khí H2
Cho phản ứng: K2Cr2O7 + C2H5OH + HCl ----> CH3CHO + X + Y + Z
Tổng hệ số cân bằng tối giản của phản ứng là
A. 22
B. 24
C. 26
D. 28