Bài tập về định luật bảo toàn động lượng

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:

12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 2:

Một vật 0,6 kg chuyển động với vận tốc 5 m/s không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào vật thứ hai có khối lượng 200 g đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính làm một. Tìm vận tốc của hai vật sau va chạm?

3 m/s.
3,75 m/s.
4 m/s.
4,75 m/s.
Câu 3:

Nếu một xe đẩy va chạm hoàn toàn mềm với một xe đẩy đứng yên có khối lượng gấp đôi, thì chúng sẽ di chuyển bằng

một nửa vận tốc ban đầu.
một phần ba vận tốc ban đầu.
gấp đôi vận tốc ban đầu.
gấp ba lần vận tốc ban đầu.
Câu 4:

Nếu tổng động năng và tổng động lượng của hệ gồm hai vật bằng không sau va chạm thì va chạm giữa hai vật là:

hoàn toàn đàn hồi.
hoàn toàn mềm.
bảo toàn.
không được bảo toàn.
Câu 5:

Hình 4.1 cho thấy hai quả cầu giống hệt nhau sắp xảy ra va chạm. Các quả cầu dính vào nhau sau khi va chạm. Xác định tốc độ của các quả cầu và hướng dịch chuyển của chúng sau va chạm.

Tốc độ của các quả cầu là 3,5 m/s và chuyển động cùng hướng ban đầu.
Tốc độ của các quả cầu là 3,5 m/s và chuyển động ngược hướng ban đầu.
Tốc độ của các quả cầu là 4 m/s và chuyển động cùng hướng ban đầu.
Tốc độ của các quả cầu là 3 m/s và chuyển động cùng hướng ban đầu.
Câu 6:

Trong một vụ va chạm hoàn toàn đàn hồi, động lượng và năng lượng

không được bảo toàn.
được bảo toàn.
trở thành bằng không sau va chạm.
bằng nhau trước va chạm.
Câu 7:

Vật A có khối lượng 400 g chuyển động với tốc độ 5,0 m/s đến va chạm với vật B có khối lượng 300 g đang chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ 7,5 m/s. Sau va chạm vật A bật ngược trở lại với tốc độ 2,5 m/s. Tính vận tốc của vật B.

vật B chuyển động cùng chiều ban đầu của nó, với tốc độ 7,5 m/s.
vật B chuyển động ngược chiều ban đầu của nó, với tốc độ 7,5 m/s.
vật B chuyển động cùng chiều ban đầu của nó, với tốc độ 2,5 m/s.
vật B chuyển động ngược chiều ban đầu của nó, với tốc độ 2,5 m/s.
Câu 8:

Sử dụng dữ kiện sau để trả lời cho Bài 8, 9

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động với tốc độ v2 = 36 km/h. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp:

Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát.

-14,85 m/s.
148,5 m/s.
14,85 m/s.
-1,485 m/s.
Câu 9:

Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát.

- 49,5 m/s.
49,5 m/s.
- 4,95 m/s.
4,95 m/s.
Câu 10:

Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ngay lần đầu tham dự SEA Games 27. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1,45 kg với viên đạn nặng 7,4 g. Tốc độ đạn khi rời khỏi nòng là 660 fps (1 fps = 0,3 m/s). Hỏi khi bắn, nòng súng giật lùi với tốc độ bao nhiêu?

-1,01 m/s.
1,01 m/s.
10,1 m/s.
-10,1 m/s.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: