Bài tập về hệ số nhiệt độ Van't Hoff

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 20°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là

2,3 M s-1.
4,6 M s-1.
2,0 M s-1.
4,0 M s-1.
Câu 2:

Ở nhiệt độ cao NOCl bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:

2NOCl → 2NO + Cl2

Tốc độ phản ứng ở 70oC là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80oC là 4,5.10-7 mol/(L.s). Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ) của phản ứng là

2,25.
2,50.
3,00.
4,25.
Câu 3:

Cho phản ứng của acetone với iodine:

CH3COCH3 + I2 → CH3COCH2I + HI

Phản ứng có hệ số nhiệt độ γ trong khoảng nhiệt độ từ 30oC đến 50oC là 2,5. Nếu ở 35oC, phản ứng có tốc độ là 0,036 M h-1 thì ở 45oC phản ứng có tốc độ là

0,09 M s-1.
0,09 M h-1.
0,9 M s-1.
0,9 M h-1.
Câu 4:

Ở 30oC, tốc độ của một phản ứng là 0,05 M s-1. Ở 40oC, tốc độ của phản ứng này là 0,15 M s-1. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của phản ứng này là

1.
2.
3.
4.
Câu 5:

Cho các phát biểu sau:

(1) Với đa số các phản ứng, khi nhiệt độ tăng lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Giá trị g = 2 – 4 này gọi là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

(2) Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng, sau phản ứng khối lượng chất xúc tác giảm đi.

(3) Với phản ứng có g = 2, nếu nhiệt độ tăng từ 20oC lên 50oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần.

(4) Thức ăn chậm bị ôi, thiu hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

2.
3.
4.
1.
Câu 6:

Khi tăng nhiệt độ từ 60oC đến 90oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần, biết rằng sau khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.

2 lần.
4 lần.
8 lần.
16 lần.
Câu 7:

Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức:

ν2ν1=γT2T110\frac{{{\nu _2}}}{{{\nu _1}}} = {\gamma ^{\frac{{{T_2} - {T_1}}}{{10}}}}
ν2ν1=γT2T1\frac{{{\nu _2}}}{{{\nu _1}}} = {\gamma ^{{T_2} - {T_1}}}
ν2ν1=γ(T2T1)10\frac{{{\nu _2}}}{{{\nu _1}}} = {\gamma ^{\left( {{T_2} - {T_1}} \right) \cdot 10}}
ν2ν1=γT1T210\frac{{{\nu _2}}}{{{\nu _1}}} = {\gamma ^{\frac{{{T_1} - {T_2}}}{{10}}}}
Câu 8:

Cho phương trình hóa học của phản ứng:

2CO (g) + O2 (g) → 2CO2 (g)

Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 50oC?

Tăng 9 lần.
Giảm 9 lần.
Tăng 3 lần.
Giảm 3 lần.
Câu 9:

Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC, tốc độ phản ứng hoá học tăng lên 2 lần. Để tốc độ phản ứng đó (đang tiến hành ở 20oC)  tăng lên 32 lần thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ bao nhiêu? 

40oC.
50oC.
60oC.
70oC.
Câu 10:

Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3. Ở 25°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 M s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là

0,6 M s-1.
1,2 M s-1.
1,8 M s-1.
2,4 M s-1.

Các bài liên quan

Kiến thức bổ ích có thể giúp đỡ bạn rất nhiều: